Được biết, việc kiểm soát lượng đường trong máu rất quan trọng đối với người bị tiểu đường, vì vậy có nhiều câu hỏi nhịn ăn hay giảm lượng thức ăn cái nào hiệu quả hơn. Dưới đây là hiệu quả của hai sự lựa chọn này trong việc giảm lượng đường trong máu.
Nhịn ăn cũng giúp giảm lượng đường trong máu
Nhịn ăn là phương pháp kiêng ăn đã được nhiều người áp dụng để giảm cân trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, nhịn ăn nó cũng giảm đáng kể lượng calo nạp vào trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, việc nhịn ăn gián đoạn không chỉ giúp giảm cân mà nó cũng có những lợi ích sức khỏe đặc biệt là nó có thể giảm được lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí Nội tiết & Chuyển hóa Lâm sàng" Ấn Độ năm 2020 cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn có thể cải thiện đáng kể độ nhạy insulin, giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiền tiểu đường.
Giảm lượng thức ăn cũng giúp giảm lượng đường trong máu
Một nghiên cứu được thực hiện bởi tạp chí "Chăm sóc bệnh tiểu đường" Ấn Độ năm 2018 đã tiết lộ rằng việc giảm lượng thức ăn liên tục có thể dẫn đến cải thiện lâu dài trong việc kiểm soát đường huyết.
Thậm chí, việc giảm lượng thức ăn còn làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Cũng theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Dinh dưỡng và Lão hóa khỏe mạnh” của Ấn Độ năm 2016 cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn và giảm lượng thức ăn đều có tác động tích cực đến lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu còn cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn có thể dẫn đến cải thiện độ nhạy insulin nhanh hơn.
Vậy việc nhịn ăn gián đoạn và giảm lượng thức ăn đều có giá trị riêng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, nếu bạn đang bị lượng đường trong máu cao và muốn đạt kết quả nhanh hơn thì việc nhịn ăn gián đoạn có thể là lựa chọn phù hợp và tốt nhất với bạn.
Trong khi việc giảm lượng thức ăn mang lại một cách tiếp cận dần dần hơn. Tuy nhiên, sự lựa chọn giữa hai loại này phải dựa trên sở thích cá nhân và mục tiêu sức khỏe của mỗi người.