Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Hơn 42 triệu cử tri đi bỏ phiếu sớm, có tâm lý lo ngại ở một số bang

(PLO)- Cử tri Mỹ coi trọng việc bầu cử và đi bỏ phiếu sớm. Tuy nhiên, ở một số khu vực, cử tri cũng lo ngại một số vấn đề, trong đó có an ninh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 8-11, cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ sẽ diễn ra, theo đó sẽ bầu lại 435 ghế toàn bộ Hạ viện, cùng với 34 ghế trong 100 ghế Thượng viện. Rất nhiều cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm nhưng cũng có không ít lo ngại về vấn đề an ninh, pháp lý liên quan kỳ bầu cử này.

Cử tri quan tâm bầu cử, đi bỏ phiếu sớm

Theo khảo sát do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện từ đầu năm nay và được công bố hôm 4-11, khoảng 69% người trưởng thành ở Mỹ cho rằng việc bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử để trở thành công dân tốt trong xã hội là điều rất quan trọng.

Con số này cao hơn hẳn so với 44% người cho rằng điều quan trọng là phải tiêm vaccine COVID-19, 42% người quan tâm đến việc đưa ra các lựa chọn giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo tờ The Washington Post, số người Mỹ đi bỏ phiếu sớm trong kỳ bầu cử lần này nhiều hơn so với khi bỏ phiếu sớm trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018.

Vào ngày 5-11, số phiếu bầu đã vượt qua số phiếu bầu giữa kỳ vào năm 2018 là 39,1 triệu phiếu - số phiếu bầu cao thứ hai trong vòng 100 năm qua, sau năm 2020, theo dữ liệu trên trang web Dự án Bầu cử Mỹ.

Đến ngày 7-11, trang web này cập nhật đã có hơn 42 triệu cử tri nước này bỏ phiếu sớm, bao gồm hơn 19,3 triệu phiếu được bỏ trực tiếp và 22,7 triệu phiếu được gửi qua đường bưu điện.

Theo tờ The New York Times, trong khi đảng Cộng hòa đang chiếm ưu thế hơn ở nhiều khu vực, với tổng số phiếu bầu sớm vượt mức năm 2020 ở các bang chiến trường như Nevada và Florida thì ở các bang có cuộc chạy đua vào thượng viện và vị trí thống đốc như Pennsylvania và Arizona, số phiếu bầu sớm của đảng Dân chủ cũng ở mức tương đương hoặc cao hơn so với hai năm trước.

Tâm lý lo sợ, căng thẳng, nghi ngờ ở một số bang

Hồi đầu tháng 11, Thẩm phán liên bang Michael T. Liburdi ở bang Arizona đã ra lệnh cấm nhóm giám sát bầu cử Clean Elections USA hoạt động gần các khu vực thùng phiếu, bao gồm việc cấm chụp ảnh, quay video, mang súng, đăng thông tin về cử tri lên mạng và phát tán thông tin sai lệch về bầu cử.

Nhóm này được lập ra với mục tiêu là ngăn chặn hành vi gian lận bầu cử bằng cách “tuần tra” gần các thùng phiếu để đảm bảo cử tri không gian lận bằng cách bỏ nhiều phiếu bầu bất hợp pháp.

Trong những tuần gần đây, một số thành viên trong nhóm này đã mang theo vũ khí, tụ tập quanh những thùng phiếu ở nơi công cộng tại hạt Maricopa để chụp ảnh cử tri và có lúc còn đăng ảnh cử tri lên mạng.

Cho đến nay, Tổng thư ký bang Arizona - bà Katie Hobbs đã gửi 18 thư đe dọa cử tri đến các cơ quan thực thi pháp luật. Trong các đơn khiếu nại, các cử nói rằng đã bị theo dõi, chụp ảnh và bị ghi lại biển số xe.

Tháng trước ở Arizona, một email gửi tới các quan chức bầu cử đe dọa sẽ tìm địa chỉ cá nhân của họ và đề cập đến bạo lực thời Cách mạng Pháp. Email này cũng đã được bà Hobbs chuyển đến Cục Điều tra Liên bang (FBI).

Các quan chức phụ trách bầu cử ngày càng bị áp lực, căng thẳng trước thềm bầu cử trong bối cảnh những người không tin tưởng về bầu cử hoặc không cho rằng bầu cử diễn ra công bằng, tiến hành nhiều vụ kiện, quấy rối, kêu gọi thay đổi thủ tục bỏ phiếu và yêu cầu thông tin về cuộc bầu cử năm 2020. Thậm chí, những người của đảng Cộng hòa nói rằng họ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới sau ngày 8-11 nếu kết quả không như mong đợi.

Các quan chức cũng đã phải chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp gián đoạn bầu cử trong bối cảnh các ứng cử viên đảng Cộng hòa tiếp tục nhắc lại các tuyên bố sai trái của cựu Tổng thống Donald Trump về gian lận bầu cử.

Một số nhà hoạt động và luật sư đang gây khó dễ cho các thủ tục kiểm phiếu và kết quả bầu cử. Hiện có hơn 100 đơn kiện được nộp, nhiều hơn so với 70 đơn vào thời điểm này 2 năm trước, từ hai đảng và đồng minh.

Về phía đảng Cộng hòa, hàng chục luật sư và công ty tìm cách lật ngược kết quả bầu cử năm 2020 đang tích cực làm việc cho các đảng phái và ứng cử viên trong đợt bầu cử lần này. Tại bang Wisconsin, một nhà lập pháp của đảng Cộng hòa đang kiện để ngăn bang kiểm phiếu của quân đội vì cho rằng có những điểm yếu về an ninh trong hệ thống.

Còn đảng Dân chủ thì thách thức việc các quan chức Đảng Cộng hòa địa phương có kế hoạch kiểm phiếu bằng tay vì nghi ngờ các máy kiểm phiếu cho ra kết quả sai.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm