1. Mặc ấm
Trẻ em cần phải được mặc ấm khi ở ngoài trời, tốt nhất là mặc nhiều lớp áo để trẻ được khô ráo, ấm áp. Đừng nên quên giày, găng tay hoặc bao tay, mũ của trẻ.
Trẻ cần mặc nhiều hơn ít nhất là một lớp áo so với người lớn trong cùng điều kiện nhiệt độ. Trẻ em ở trong xe nên mặc lớp áo mỏng, không quá dày. Với trẻ nhỏ, không nên dùng chăn, gối, ga quá nhiều trên giường khi ngủ vì chúng đã gây ra rất nhiều vụ tử vong ở trẻ. Tốt nhất bạn nên dùng áo ngủ liền quần ấm hoặc loại chăn có thể quấn cho trẻ. Nếu dùng chăn, bạn cũng chỉ nên dùng chăn mỏng và nhét mép vào dưới đệm, để chăn chỉ đến ngang ngực trẻ để tránh che mặt bé.
Mùa đông, trẻ phải được giữ ấm đúng cách để không nhiễm bệnh. Hình minh họa.
2. Hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể trẻ hạ thấp hơn mức bình thường do chịu rét quá lâu hoặc mặc đồ ẩm ướt. Khi bị hạ thân nhiệt, trẻ sẽ run rẩy, trở nên lờ đờ, vụng về. Trẻ cũng sẽ nói lắp bắp, trong vài trường hợp nhiệt độ càng hạ đến mức nghiêm trọng hơn.
Ngay khi thấy trẻ bị hạ thân nhiệt, bạn nên đưa trẻ đi cấp cứu. Trước khi đến bệnh viện, nên thay áo bị ẩm ướt, bao bọc trẻ bằng chăn hoặc quần áo ấm.
3. Bỏng lạnh
Bỏng lạnh xảy ra khi da và các mô ngoài đông cứng. Tình trạng này có thể xuất hiện trên ngón tay, ngón chân, tai và mũi. Đồng thời trẻ cũng có thể than da bị bỏng, đông cứng.
Khi bị bỏng lạnh nên đưa trẻ vào trong nhà, đặt phần cơ thể bị bỏng vào nước ấm (không nóng). Phần da này có thể đã chuyển màu, tái xám, khô nẻ. Bạn cũng có thể đặt khăn ấm lên mũi, tai, môi bị bỏng lạnh của trẻ. Không nên chà xát phần da bị đông lạnh. Sau vài phút, lau khô và mặc quần áo ấm, quấn chăn cho trẻ, cho trẻ uống nước ấm. Nếu da tê cứng không bớt sau vài phút, bạn nên tìm bác sĩ.
4. Bệnh mùa đông
Nếu trẻ bị chảy máu mũi mùa đông, bạn nên dùng máy giữ ẩm cho phòng ngủ bên đêm. Dùng các loại thuốc nhỏ mũi cũng giúp mô mũi ẩm hơn. Nếu trẻ bị chảy máu mũi nghiêm trọng, nên tìm bác sĩ.
Nhiều bác sĩ cho rằng chỉ nên cho trẻ dưới một tuổi tắm 2-3 lần mỗi tuần. Tắm quá nhiều có thể khiến khô da.
Trời lạnh không gây ra cảm cúm, nhưng virus gây bệnh rất phổ biến trong mùa đông, nhất là khi trẻ đi học. Bạn cần dạy cho trẻ thói quen rửa tay, ho và hắt hơi vào mu bàn tay để tránh lây lan bệnh. Trẻ trên sáu tháng có thể tiêm phòng.
Mùa lạnh, trẻ cũng cần được dưỡng da hợp lý để tránh da bị bong tróc, bỏng lạnh. Hình minh họa.
5. Hoạt động ngoài trời
Bạn nên định mức thời gian chơi ngoài trời của trẻ để tránh hạ thân nhiệt, bỏng lạnh. Không nên cho trẻ dùng thuốc hoặc thực phẩm có chứa rượu trước khi ra ngoài chơi.
6. Chống nắng
Nắng vẫn có thể gây cháy nắng trong mùa đông, đặc biệt khi nắng phản chiếu trên tuyết. Bạn nên dùng kem chống nắng, đeo kính cho trẻ.
7. Tránh tai nạn lửa
Mùa đông cũng xảy ra rất nhiều tai nạn về lửa. Bạn nên mua đồ báo khói để trong nhà, dạy trẻ những kỹ năng cần khi xảy ra hỏa hoạn. Giữ máy sưởi, lò sưởi xa ít nhất 1 m khỏi bất cứ vật dụng có khả năng cháy và tắt chúng đi khi ra khỏi phòng.