Bé nhiễm độc nặng vì gia đình nấu chì

Các bác sĩ cho biết, khi vào viện, cháu bé có làn da nhợt nhạt, bụng to, có đường viền đen ở chân răng. Căn cứ vào nghề nấu chì (làm lưới đánh cá) của cha mẹ bệnh nhi, các bác sĩ nghi ngờ bé bị nhiễm chì mạn tính.

Một xét nghiệm sau đó cho thấy, lượng chì trong máu của bé là 65mcg/dl trong khi trẻ khác chỉ khoảng 5mcg/dl. Hình ảnh X-quang xương cũng ghi nhận chì đọng một lượng lớn ở đầu các chi.

Cháu bé lập tức được điều trị đặc hiệu bằng thuốc có tác dụng thải chì ra nước tiểu. Đến nay, sau hơn nữa tháng điều trị kết hợp với hỗ trợ dinh dưỡng, bé đã hồng hào trở lại và được xuất viện.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, đây là trường hợp ngộ độc chì hiếm gặp. Những trường hợp tương tự nhập viện cách đây hơn 10 năm, ở trẻ sống trong các gia đình làm bình ắc quy.

Cũng theo bác sĩ Tiến, trẻ con, thậm chí người lớn sống lâu dài trong môi trường làm bình ắc quy, nấu chì, sơn dầu, tiếp xúc với vật dụng có sơn chì, đều có thể bị nhiễm.

Triệu chứng ngộ độc mạn tính thường là đau bụng, kém ăn suy dinh dưỡng, viền răng đen, thiếu máu, cao huyết áp, viêm thận mô kẽ. Ngộ độc cấp gây bệnh lý não cấp có thể gây rối loạn tri giác, co giật, hôn mê, tăng áp lực nội sọ.

Theo Phương Nghi (VNE)

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới