Trả lời:
Chào bạn!
Nháy mắt có thể xảy ra trong các trường hợp sau: khi cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ, do căng thẳng thần kinh, thiếu máu hoặc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viêm giác mạc...
Khi mắt bị nháy liên tục nên đi khám chuyên khoa mắt để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị hiệu quả. Hình minh họa
Các bệnh liên quan như: tổn thương của nhân xám trong não, bệnh nơron thần kinh bị giảm tính trơ đối với dopamine hay cường kích thích bởi dopamine. Động kinh cơn nhỏ, trong các bệnh lý có tổn thương dây thần kinh số V, VII; hoặc dây V, VII bị kích thích bởi các bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt; bệnh gây thoái hóa nơron thần kinh như Parkinson, hội chứng Wilson; cơn Hysteria; do dùng một số thuốc hướng thần kinh...
Nháy mắt thuyên giảm hay biến mất rất thay đổi: khi bệnh nhân nói, hát, nhìn xuống là nháy mắt đã biến mất. Nháy mắt nặng lên khi bệnh nhân nhìn tập trung, khi lắng nghe chăm chú, nhưng sẽ thuyên giảm khi bệnh nhân được nghỉ ngơi. Bạn nên đi khám ở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Theo BS Phạm Văn Thân/suckhoedoisong