Bình thường hóa Syria báo hiệu một trật tự mới ở Trung Đông

(PLO)- Mỹ ở đâu trong một trật tự Trung Đông nhiều thách thức sau khi các nước Ả Rập bình thường hóa quan hệ với Syria?
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 19-5 (giờ địa phương), dự kiến Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ có mặt ở thành phố cảng Jeddah ở Saudi Arabia để tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập, theo lời mời của Quốc vương Saudi Arabia Salman, hãng AFP đưa tin. Đây sẽ là lần đầu tiên Syria tham gia một cuộc họp của Liên đoàn Ả Rập kể từ khi bị đình chỉ tư cách thành viên vào tháng 11-2011 liên quan nội chiến ở nước này.

Tuần trước Liên đoàn Ả Rập đã bỏ phiếu khôi phục tư cách thành viên của Syria, chấm dứt việc đình chỉ mà khối này áp đặt vào năm 2011. Cuộc bỏ phiếu đánh dấu một bước ngoặt trong việc bình thường hóa chế độ Tổng thống al-Assad.

Dụng ý của các nước Ả Rập khi hòa giải với Syria

Trong một bài viết trên trang web Viện Chính sách Brookings (Mỹ) ngày 10-5, nhà khoa học chính trị Steven Heydemann nhận định rằng việc các nước Ả Rập bình thường hóa quan hệ với Syria báo hiệu một trật tự mới ở Trung Đông.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhận được lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Ả Rập, thông qua Đại sứ Saudi Arabia tại Jordan - ông Naif bin Bandar Al-Sudairi, tại Damascus (Syria) ngày 10-5. Ảnh: REUTERS

Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhận được lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Ả Rập, thông qua Đại sứ Saudi Arabia tại Jordan - ông Naif bin Bandar Al-Sudairi, tại Damascus (Syria) ngày 10-5. Ảnh: REUTERS

Các động thái trên là đỉnh điểm của một chiến dịch kéo dài nhiều năm của các nhà lãnh đạo Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman và Jordan nhằm tái can dự với Tổng thống al-Assad, hy vọng rằng sự thu hút bình thường hóa sẽ hiệu quả hơn các biện pháp trừng phạt trong việc thuyết phục ông al-Assad giải quyết mối quan tâm của khu vực, như người tị nạn và buôn bán ma túy.

Khi được coi là một phần của bức tranh khu vực rộng lớn hơn, sự hồi sinh của ông al-Assad có ý nghĩa quan trọng hơn. Sự trở lại của ông al-Assad với cộng đồng Ả Rập đánh dấu sự củng cố một cấu trúc an ninh khu vực mới.

Bên cạnh các diễn biến hòa giải khác đã thu hẹp sự chia rẽ trong khu vực - giữa Iran và Saudi Arabia; Qatar và các đối tác trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh; Thổ Nhĩ Kỳ và các đối thủ Ả Rập như Ai Cập; Israel và Lebanon về các vấn đề hàng hải; hoặc Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain - việc bình thường hóa giữa các nước Ả Rập và Syria là một bước bổ sung hướng tới việc giảm leo thang các cuộc xung đột khó giải quyết trong khu vực.

Các chủ thể trong khu vực dường như đã đề cao chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa hiện thực đối với sự chia rẽ địa chính trị và phe phái đã chia rẽ họ trong nhiều thập niên.

Tuy nhiên, sự thay đổi này không ám chỉ sự khởi đầu của một nền hòa bình ấm áp giữa các đối thủ Ả Rập hoặc giữa các chế độ Ả Rập và Iran. Nó không báo hiệu rằng căng thẳng giữa chính phủ ông al-Assad và các nước Ả Rập đã giảm bớt. Một trật tự an ninh khu vực mang tính bao trùm bề ngoài cũng sẽ không làm giảm bớt sự thù địch giữa Iran và Israel.

Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad dẫn đầu phái đoàn Syria đến TP Jeddah (Saudi Arabia) ngày 15-5 tham gia các cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập. Ảnh: SANA

Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad dẫn đầu phái đoàn Syria đến TP Jeddah (Saudi Arabia) ngày 15-5 tham gia các cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập. Ảnh: SANA

Điều mà cấu trúc an ninh mới nổi này chỉ ra là cách các chủ thể khu vực đang phản ứng với những thay đổi địa chính trị rộng lớn hơn, đáng chú ý là vai trò giảm dần của Mỹ ở Trung Đông và một trật tự quốc tế ngày càng đa cực.

Những thay đổi này khiến các chế độ Ả Rập phải chịu gánh nặng an ninh khu vực lớn hơn, và họ hạ thấp các ưu tiên của Mỹ trong việc quản lý các mối đe dọa khu vực cũng như mở rộng khả năng nhìn xa vượt qua Mỹ, đến Trung Quốc, để thu hẹp sự khác biệt trong khu vực.

Mỹ ở đâu trong một trật tự Trung Đông nhiều thách thức?

Bối cảnh an ninh đang tiến triển này đặt ra những câu hỏi cơ bản về vai trò của Mỹ ở Trung Đông. Mỹ ở đâu trong một trật tự khu vực thách thức nhiều trụ cột trong chính sách Trung Đông của chính Mỹ?

Trong nhiều thập niên, chính sách của Mỹ dựa trên tiền đề của các giả định chung về mối đe dọa của Iran đối với sự ổn định khu vực của cả Israel và các chế độ Ả Rập thân phương Tây.

Giờ, với việc nối lại quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran, quá trình bình thường hóa của ông al-Assad, động lực mới trong ngoại giao khu vực nói chung, các giả định trong chính sách của Mỹ trong nhiều thập niên qua dường như ngày càng không đồng bộ với các xu hướng khu vực.

Những thay đổi nhanh chóng trong chính sách ngoại giao khu vực đã khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp khó khăn.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns tới Riyadh để bày tỏ sự không hài lòng của Mỹ khi bị giữ khoảng cách trong khi Trung Quốc làm trung gian cho việc nối lại quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran.

Giám đốc CIA William Burns tại phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ về "các mối đe dọa trên toàn thế giới đối với an ninh Mỹ", ngày 9-3. Ảnh: REUTERS

Giám đốc CIA William Burns tại phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ về "các mối đe dọa trên toàn thế giới đối với an ninh Mỹ", ngày 9-3. Ảnh: REUTERS

Việc tái tổ chức khu vực sẽ tiến xa hơn bao nhiêu vẫn còn phải chờ xem. Liệu chúng có tạo ra sự thay đổi lâu dài trên thực tế hay không vẫn chưa chắc chắn.

Chừng nào Mỹ và Liên minh châu Âu còn duy trì trừng phạt, Syria có khả năng vẫn là một khu vực cấm về kinh tế. Vị thế của Iran với tư cách là một chủ thể khu vực hiện đã được đảm bảo hơn, nhưng sự ngờ vực của Ả Rập quá sâu sắc để Iran có thể vượt qua bằng cách nối lại quan hệ với Saudi Arabia.

Tuy nhiên, điều rõ ràng là các động lực khu vực hiện đang xoay quanh các trục mà Mỹ sẽ phải tiếp tục đấu tranh để duy trì ảnh hưởng, dù Mỹ nhiều năm qua đã phải giữ sự hiện diện quân sự liên tục trong khu vực, bảo đảm các lợi ích chống khủng bố và cam kết kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.

Trong tương lai, khả năng của Mỹ trong việc thúc đẩy các mục tiêu khu vực sẽ phụ thuộc nhiều hơn bao giờ hết vào thiện chí của các chủ thể vốn đang vạch ra một lộ trình ít liên quan đến các mối quan tâm của Washington.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm