Bổ sung một số quy định xử phạt hành chính về hôn nhân gia đình

Theo đó, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nghị định 67 bổ sung quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi cung cấp thông tin sai lệch để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích. Các vi phạm này sẽ bị xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng.

Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân sẽ bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng
Ngoài ra, phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với DN, HTX mất khả năng thanh toán mà không thông báo công khai sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân. Phạt từ 10 đến 20 triệu đồng nếu DN, HTX có hành vi cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; thanh toán khoản nợ không có bảo đảm (trừ khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động); từ bỏ quyền đòi nợ… sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.
DN, HTX mất khả năng thanh toán cũng sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng nếu không thực hiện việc kiểm kê tài sản và không xác định giá trị các tài sản đó trong thời hạn quy định.
Quy định xử phạt về công chứng, chứng thực, Nghị định cũng quy định phạt từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu chứng thực ngay trong ngày hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ hoặc quá 02 ngày làm việc với trường hợp cùng lúc yêu cầu chứng thực nhiều loại giấy tờ.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới