Mới đây, câu lạc bộ “Dĩa cơm trên tường” gồm các thành viên có chuyên môn cao như bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng tổ chức chương trình “sống vui sống khỏe”. Buổi tọa đàm xoay quanh nội dung “ăn gì khi dịch tả heo châu Phi hoành hành?” Hai chuyên gia trực tiếp giải thích những thắc mắc liên quan đến dịch tả heo châu Phi đang lan rộng tại Việt Nam là phó Giáo Sư, Tiến sĩ Hồ Thị Kim Hoa, chuyên ngành Vi sinh vật học, Giảng viên khoa Chăn nuôi Thú y, ĐH Nông Lâm TP.HCM và tiến sĩ, Bác sĩ BS. Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
Tại buổi tọa đàm, bà Hồ Thị Kim Hoa cung cấp những thông tin hữu ích về nguồn gốc và lịch sử của dịch tả heo châu Phi. Cùng với đó bà Hoa cũng cho biết thêm cách ngăn chặn hữu hiệu của loại dịch này tại các quốc gai tiên tiến châu Âu.
Theo phó Giáo Sư, Tiến sĩ Hồ Thị Kim Hoa, bệnh dịch tả heo châu Phi lần đầu được phát hiện tại các quốc gia châu Phi vào năm 1907, do loại vi rút có tên ASFV. Vi rút này được phát hiện trong các quần thể heo rừng, sau đó lây lan qua heo nhà chăn nuôi do loại ve mềm chứa vi rút khi hút máu các loài heo rừng mang mầm bệnh. Rất may rằng loài ve mềm mang mầm bệnh lây lan này chỉ xuất hiện ở khu vực các quốc gia châu Phi.
Tiến sĩ Hồ Thị Kim Hoa cho rằng các quốc gia châu Âu ngăn chặn dịch tả heo bùng phát rất hiệu quả.
Bên cạnh nguồn gốc của dịch tả heo châu Phi, tại buổi tọa đàm các giáo sư, bác sĩ có chuyên môn cũng đưa ra những dẫn chứng về cách ngăn chặn dịch tả heo châu Phi ở các quốc gia tiên tiến Phương Tây. Theo tư liệu của phó Giáo Sư, Tiến sĩ Hồ Thị Kim Hoa trình chiếu trong chương trình, các nước ở châu Âu đã từng trải qua đợt bùng phát dịch trả heo châu Phi vào năm 1957. Xuất phát từ Bồ Đào Nha sau đó lan rộng ra các quốc gia lân cận như Tây Ban Nha, Pháp. Đợt dịch tả heo châu Phi cũng được các quốc gia này đối phó triệt để bằng nhiều cách như tiêu hủy diện rộng, chăn nuôi tập trung (không thả rông), và các biện pháp an toàn sinh học. Đến thập niên 1990, các quốc gia châu Âu tuyên bố đã tiêu diệt hoàn toàn dịch tả heo châu Phi.
Thế nhưng đến tháng 9-2018 dịch tả heo châu Phi xuất hiện lần nữa tại châu Âu ở Bỉ. Giả thuyết được các chuyên gia nước này đặt ra là do những người săn bắn đem heo rừng từ Đông Âu về. Thế nhưng cơ quan chức năng của nước Bỉ cũng đã có biện pháp ngăn chặn để đợt dịch không có cơ hội bùng phát và lan rộng. Nói đến những quốc gia thành công trong việc đối phó với đợt dịch tả heo châu Phi, thì Cộng Hòa Séc là nước đạt rất nhiều thành công. Cộng Hòa Séc phát hiện đợt dịch này vào năm 2014. Khi phát hiện được dịch, chính phủ nước này đã nhanh chóng khoanh vùng dịch, dựng 44,5 km hàng rào điện xung quanh vùng có dịch.
Khi phát hiện dịch, chính quyền Cộng Hòa Séc nhanh chóng "khoanh vùng" dịch để xử lý triệt để. Ảnh: Internet.
Bên cạnh đó chính quyền Cộng Hòa Séc cũng đưa ra lệnh cấm săn bắn heo rừng.Từ 22-3 đến 22-4-2018 chính quyền nước này thực hiện đợt tổng truy lùng xác heo rừng, đào tạo và trả công cho những người thu gom xác heo rừng mang đi tiêu hủy. Ngoài những biện pháp ngăn chặn vùng dịch, bà Hồ Thị Kim Hoa cho biết các quốc gia châu Âu cũng kiểm soát nghiêm ngặt thức ăn thừa của người dùng và các thức ăn của gia súc. Các chuyến bay, chuyến xe từ nơi có dịch tả heo châu Phi sẽ được quản lý nghiêm ngặt và tuyệt đối không cho heo khỏe mạnh ăn lại thức ăn thừa.