Cải cách môi trường kinh doanh: Nghe xong, cần giải quyết nhanh các vướng mắc

Cải cách môi trường kinh doanh: Nghe xong, cần giải quyết nhanh các vướng mắc

(PLO)- Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn nên cần tăng tốc cải cách môi trường kinh doanh để tạo động lực.

"Cải cách môi trường kinh doanh (MTKD) là quá trình thường xuyên và là một trong những nhiệm vụ để thực hiện đột phá về thể chế mà Đại hội XIII của Đảng đã xác định” - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông khẳng định với Pháp Luật TP.HCM.

Ông cũng cho rằng MTKD là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, đóng góp có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của ngành, địa phương và của quốc gia.

p2+3-thu-truong-tran-duy-dong.jpg

Chưa khơi thông nguồn lực hiệu quả

. Phóng viên: Có thhiu những điều ông vừa nói là một trong những lý do, định hướng để cải cách MTKD một cách thường xuyên không?

+ Thứ trưởng Trần Duy Đông: Từ năm 2014, Bộ KH&ĐT đã tham mưu cho Chính phủ hằng năm ban hành Nghị quyết về cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02). Năm 2023, Chính phủ gộp nhiệm vụ cải cách MTKD vào thành một nội dung của Nghị quyết 01 nhằm khẳng định MTKD là nhiệm vụ trong điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.

Do gộp các nhiệm vụ nên các bộ, ngành, địa phương cũng cần có thời gian để đổi mới cách thức theo dõi, giám sát và thúc đẩy.

. Phải chăng nó nguyên nhân khiến cho Chính phtiếp tc ban hành Nghquyết 02?

+ Năm 2023, DN tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; rào cản đầu tư, kinh doanh trở nên nặng nề hơn; MTKD chạm đến những vấn đề khó, mang tính liên ngành. Điều này tác động không nhỏ tới niềm tin và động lực của nhà đầu tư, DN, nguồn lực DN chưa được khơi thông hiệu quả.

DN năm 2023 gặp khó khăn hơn so với các năm trước. Số DN thành lập mới, số DN quay trở lại hoạt động, vốn đăng ký và lao động đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi số DN rút lui khỏi thị trường cao kỷ lục.

Năng lực hấp thụ vốn sụt giảm khiến tăng trưởng tín dụng chậm mặc dù Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất điều hành. Xuất khẩu chậm phục hồi...

. Vậy đó phi là căn cứ để Chính phủ, Thủ tướng liên tục chỉ đạo, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản để tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn thể chế cho DN?

+ Dự báo năm 2024 đan xen thuận lợi, khó khăn nhưng khó khăn nhiều hơn. Riêng trong tháng 1, số DN rút khỏi thị trường gấp gần hai lần số DN gia nhập thị trường. Vì vậy, hơn lúc nào hết, nỗ lực cải cách MTKD cần tăng tốc, thực thi thực chất.

Ngày 5-1, Chính phủ đã khôi phục lại chương trình cải cách, cải thiện MTKD bằng việc ban hành Nghị quyết 02 nhằm khơi dậy động lực, tinh thần cải cách của các bộ, ngành, địa phương.

Việc ra đời trở lại nghị quyết hàm chứa thông điệp cải thiện MTKD là nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện mức độ quan tâm và đồng hành của Chính phủ với cộng đồng DN.

Nghị quyết 02 kỳ vọng góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư, DN; khơi dậy động lực, tinh thần kinh doanh để từ đó thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.

p2+3-anh-chinh-nghi-quyet-02.jpg
Sự trở lại độc lập của Nghị quyết 02 cho thấy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng, cần tập trung giải quyết của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Ảnh: TTXVN

Nhiều quy định chậm được sửa đổi

. Tại hội nghị triển khai Nghị quyết 02 vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng có những quy định được kiến nghị sửa đổi từ nhiều năm nay mà vẫn không có chuyển biến. Ông lý giải điều này thế nào?

+ Trước hết phải khẳng định rằng cải thiện MTKD là quá trình liên tục của Chính phủ qua nhiều nhiệm kỳ. Đúng là trong hội nghị triển khai Nghị quyết 02 vừa qua, ý kiến từ nhiều đơn vị như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), CIEM, một số địa phương, DN vẫn khẳng định những khó khăn, thách thức mà DN gặp phải từ MTKD vẫn còn. Thậm chí có nhiều quy định chậm được sửa đổi, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho DN.

Phải thấy rằng có nhiều quy định đi sau thực tiễn. Quản lý nhà nước luôn mong muốn kiểm soát mọi rủi ro, còn DN thì lại mong muốn mọi thứ đều thông thoáng, rõ ràng. Giải quyết mối quan hệ này theo phương châm “lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ” như Thủ tướng luôn khẳng định là một bài toán cần nhiều lời giải.

Mặt khác, như tôi khẳng định ở trên, vừa qua mức độ quan tâm, động lực cải cách của các bộ, ngành, địa phương có dấu hiệu chững lại, chậm hơn.

Bởi vậy, tại Bộ KH&ĐT, khi nhận được kiến nghị của DN liên quan tới các quy định chính sách pháp luật, nếu 1-2 DN cùng kiến nghị về một vấn đề thì bộ sẽ nghiên cứu. Song nếu trên ba DN có kiến nghị thì chúng tôi coi đây là nhiệm vụ chính sách.

. Vậy còn vi các bộ, ngành khác, theo Thtrưởng, cn phi làm để giúp DN vượt qua các khó khăn, thách thc trong năm 2024?

+ Chính phủ và Thủ tướng đã liên tục chỉ đạo theo hướng những giải pháp cải thiện MTKD, đảm bảo môi trường chính sách an toàn, thuận lợi cho DN cần được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương và nỗ lực thực thi cần mạnh mẽ hơn.

Đồng thời, cần có cơ chế tạo động lực khuyến khích các nỗ lực và sáng kiến cải cách hiệu quả; đảm bảo kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

p3-anh-cho-chot-y-kien.jpg
Năm 2024, cần một không khí mới cho quá trình tăng tốc và không khí này cần chuyển động mạnh xuống cấp địa phương, bộ, ngành. Ảnh: TTXVN

Giải quyết ngay chứ không chỉ là “lắng nghe”

. Nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, như mô hình cà phê doanh nhân, đối thoại... để DN trc tiếp phn ánh, kiến nghvi lãnh đạo cao nht ca địa phương…

+ Tôi cho rằng đó là những hoạt động giúp thúc đẩy cải cách MTKD hiệu quả, có số liệu cụ thể được các đơn vị như VCCI, CIEM… tổng hợp trong các báo cáo thường niên. Các hoạt động này sẽ hiệu quả hơn nữa nếu đối thoại, trao đổi với người dân và DN thường xuyên, thực chất hơn.

Bởi với chủ trương phân cấp, phân quyền thì chính quyền địa phương có nhiều thẩm quyền giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc cho người dân, DN chứ không chỉ là “lắng nghe” họ.

. Nhiều DN gặp khó khăn do các quy định đâu phi lúc nào cũng “can đảm” phản ánh, kiến nghị, thưa ông?

+ Điều chúng tôi luôn mong muốn là các hiệp hội DN, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng DN ngày càng chủ động, tích cực tham gia phản biện, đóng góp chính sách, đồng thời chia sẻ và phản ánh các vấn đề, vướng mắc, khó khăn. Các đơn vị cần chủ động đề xuất các kiến nghị liên quan đến chính sách và thực thi chính sách để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo thuận lợi, an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Các hiệp hội DN cần phối hợp, trao đổi, chia sẻ các mối quan tâm của nhau, ủng hộ lẫn nhau trong đề xuất các sáng kiến, kiến nghị cụ thể về cải thiện MTKD. Chia sẻ các thực tiễn tốt từ kinh nghiệm hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trên thị trường toàn cầu.

Tôi cho rằng đây chính là một trong những động lực cải cách quan trọng mà bất cứ một cơ quan quản lý nhà nước nào cũng cần. Các kiến nghị, phản ánh, sự đoàn kết của cộng đồng DN vì lợi ích chung sẽ giúp cho MTKD ngày càng minh bạch, an toàn, cạnh tranh và trung thực.

Những thủ tục, giấy phép, điều kiện kinh doanh… không cần thiết hoặc đã được bãi bỏ sẽ khó có cơ hội quay trở lại. Những báo cáo quan trọng về MTKD, hành chính của các đơn vị chuyên môn trong những năm qua đều thể hiện vai trò quan trọng này của DN và các hiệp hội DN.

Chỉ có như vậy thì những tác động tích cực dự kiến của Nghị quyết 02 cũng như quá trình cải cách MTKD của Chính phủ mới trở thành động lực thu hút đầu tư, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả của chính quyền trong điều hành và phục vụ người dân, DN.

Về phần mình, Bộ KH&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng DN và các bên liên quan thúc đẩy các nỗ lực cải cách thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, an toàn nhằm tạo sự chuyển biến nhanh trong phục hồi và phát triển kinh tế.

. Xin cảm ơn ông.

Nâng cao vai trò người đứng đầu, coi DN là trung tâm cải cách

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM), cho biết sự quay trở lại của nghị quyết như một nguồn động viên với cộng đồng DN, tạo ra một niềm tin - một động lực để các DN thấy rằng Chính phủ đang đồng hành với họ.

“Đây cũng là cơ hội để DN quyết định tiếp tục thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh và cũng tạo ra áp lực để các bộ, ngành, địa phương có sự thay đổi vì DN, vì sự phát triển nói chung” - bà Thảo nêu rõ.

tran-thi-minh-thao.jpg
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Cũng theo bà, muốn thực hiện thành công bảy giải pháp trọng tâm của Nghị quyết 02 cần có sự tham gia của hiệp hội, cộng đồng DN để nhận diện những thách thức, từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp cải thiện MTKD.

Cùng với đó, sự giám sát và đánh giá độc lập của các bên là một nhân tố quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm của người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương.

“Thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương cần quyết liệt cải thiện MTKD, trong đó cần nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi, đặt DN làm trung tâm của cải cách, thực hiện cải cách vì DN và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu” - bà Thảo nêu.

*****

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho DN

Nghị quyết 02 của chính phủ yêu cầu tập trung tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư; nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả cổng thông tin một cửa quốc gia.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho DN.

Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy DN đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững; nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

*****

Xử lý dứt điểm các rào cản

Sự trở lại của Nghị quyết 02 độc lập là điểm mới, thể hiện thông điệp “cải thiện MTKD là một nhiệm vụ quan trọng, cần sự tập trung giải quyết của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương”.

Trong Nghị quyết 02, Chính phủ tập trung rất nhiều vào năng lực và sức cạnh tranh của các DN tư nhân trong nước, với mục tiêu rõ ràng là làm sao tăng được nhiều DN tư nhân mới thành lập và giảm thiểu số DN rời bỏ thị trường. Như vậy, ngoài khắc phục các khó khăn từ thị trường, chúng ta phải giảm thiểu các khó khăn từ cơ chế, chính sách.

Trong nhiều nhóm giải pháp, tôi thấy nổi lên một thông điệp là Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, thường xuyên rà soát và đề xuất cắt bỏ những quy định, thủ tục pháp luật không có lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

p2+3-mau-dau-anh-tuan.jpeg
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Tinh thần của chính sách là hàng hóa của Việt Nam, DN và nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể trở nên cạnh tranh hơn nếu hệ thống quy định pháp luật đơn giản hơn, thuận lợi hơn và cạnh tranh hơn so với các quốc gia trong khu vực.

Một điểm mới nữa là nghị quyết yêu cầu các DN chủ động đối thoại với VCCI và các hiệp hội DN thường xuyên để nắm bắt các bất cập trong quy định pháp luật cần khắc phục. Đim mu cht là làm sao thc thi được định hướng. Mun vy, định khằng tháng, hằng quý chúng ta phải tổng kết xem nhiệm vụ nào đã làm tốt, nhiệm vụ nào cần tiếp tục được quan tâm.

Năm 2024, một trong những nhiệm vụ của Chính phủ là phải lấy lại đà tăng trưởng cao sau một năm 2023 không đạt tăng trưởng kỳ vọng. Vì thế, tôi hy vọng mọi rào cản thể chế sẽ được xử lý dứt điểm.

Để đạt đà tăng trưởng cao ca cnăm, chúng ta phi st rut ngay từ đầu năm, không bàn lùi, không chn chthêm được na, trong đó ct brào cn ca MTKD, ci cách thể chế là một nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy các động lực tăng trưởng.

Trong bối cảnh năm 2023 khó khăn, kinh tế tư nhân là một “mảng tối”. Vì vậy, sang năm 2024, một trong những định hướng quan trọng của Quốc hội và Chính phủ nên là “tạo thuận lợi” thay vì chỉ “tháo gỡ khó khăn”.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ DN, để tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cũng như tiếp tục tăng sức cạnh tranh của MTKD, các cơ quan chức năng cần tiến hành nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng hạ tầng, chất lượng nhân lực, thúc đẩy sản xuất công nghiệp nội địa…

Trong đó, tập trung vào hai nhóm giải pháp chính là giảm chi phí kinh doanh cùng với cải cách việc thực thi pháp luật.

Ví như, bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức, đơn hàng giảm, cần giảm chi phí kinh doanh. Quốc hội đã chấp thuận gia hạn chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đến giữa năm 2024, tuy nhiên việc giảm thuế, phí và các khoản phải nộp cần được tăng cường hơn nữa, nhất là những chi phí về thủ tục hành chính, những khoản về thanh tra kiểm tra định kỳ không cần thiết...

Mặt khác, rất nhiều DN phản ánh rằng có tâm lý đình trệ, chờ đợi khi thc hin thtc hành chính các địa phương và điu này cn được khắc phục. Chúng ta cần một không khí mới cho quá trình tăng tốc năm 2024 và không khí này cần chuyển động mạnh xuống cấp địa phương, bộ, ngành.

Chính phủ và bộ máy chính quyền các cấp cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng thực thi. Bởi nếu chính sách tốt nhưng thực thi không tốt thì hiệu ứng chính sách trên thực tế không cao.

Ông ĐẬU ANH TUẤN, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

******

Ông PHAN ĐỨC HIẾU, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:

Bốn vấn đề cần giải quyết

Những khó khăn mà doanh nghiệp (DN) đang gặp phải xuất phát từ bốn vấn đề. Thứ nhất, vướng mắc pháp lý đã được nhận diện nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Thứ hai, vướng mắc pháp lý chưa nhận diện được, mặc dù trên thực tế DN đã gặp phải.

Thứ ba, rất nhiều hiệp hội DN quan ngại rằng bên cạnh những quy định đã có, vẫn còn tiềm ẩn những quy định mới sẽ được ban hành tạo gánh nặng lên chi phí tuân thủ. Cuối cùng, đó là các chính sách thương mại toàn cầu như thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu hay thuế carbon…

p3-phan-duc-hieu (du-phong).jpeg

Nếu các vấn đề được giải quyết theo những mục tiêu, cách thức mà Nghị quyết 02 đưa ra thì chắc chắn những khó khăn, vướng mắc mà DN đang gặp phải sẽ không còn tồn tại.

Để Nghị quyết 02 thực sự thành công, theo tôi, các cơ quan, ban ngành không nên thực thi nghị quyết một cách riêng lẻ mà phải thực thi trong từng hành động cụ thể.

Ví dụ, khi Chính phủ hay bộ, ngành nào đó tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật mới, họ nên đặt Nghị quyết 02 song song với quá trình đó. Một mặt để rà soát, cải thiện các quy định cũ, mặt khác có thể tạo ra các quy định mới thuận lợi hơn cho DN.

Đặc biệt, đây là thời điểm vai trò của các hiệp hội DN phải được phát huy triệt để. Các hiệp hội, cộng đồng DN phải đóng góp tích cực, chủ động hơn trong việc kiến nghị, phản biện. Và các hiệp hội DN cũng phải triển khai hoạt động từ sớm, bám sát quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

*****

Ông NGUYỄN THANH SƠN, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thanh Sơn:

Giải quyết nhanh vướng mắc về thuế

DN mong đợi nhất là sớm được tháo gỡ những vướng mắc về hoàn thuế GTGT; giải quyết hoàn thuế GTGT kịp thời cho DN.

p3-nguyen-thanh-son.jpg

Đồng thời, tập trung tín dụng cho một số lĩnh vực ưu tiên mới tạo động lực tăng trưởng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Năm nay, DN cũng kỳ vọng các bộ, ngành và địa phương sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa, Quỹ phát triển DN, qua đó tạo thuận lợi và gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với DN.

******

Ông VÕ THÀNH TRUNG, đại din chuỗi nghỉ dưỡng Melody Retreat:

Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Các ngành đẩy mạnh hơn nữa các dịch vụ hỗ trợ DN, nhất là đối với DN nhỏ và vừa; chú trọng giải pháp tư vấn, đào tạo theo nhu cầu của DN với các nội dung tái cấu trúc DN, tài chính, nhân sự, thị trường, quản trị rủi ro, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tham gia chuỗi giá trị bền vững, thủ tục hành chính...

p3-vo-thanh-trung.jpeg

Cùng với đó, nâng cấp các vườn ươm DN, trung tâm đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, cơ sở kỹ thuật dùng chung, hỗ trợ DN, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho DN.

Đây sẽ là những đầu mối quan trọng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, giúp cộng đồng DN trong nước phát triển thực sự cả về chất và lượng như kỳ vọng đặt ra.

Đọc thêm