Cản trở trẻ em tiêm vaccine, bị xử lý ra sao?

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75 triệu đồng đối với cá nhân và 150 triệu đồng đối với tổ chức.

Trường hợp vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế thì mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Tổ chức, cá nhân vi phạm ngoài bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai; buộc xin lỗi trực tiếp và cải chính thông tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược, số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế, thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, trong dự thảo còn quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với các hành vi sau:

- Không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Không tư vấn đầy đủ cho người được tiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng về lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải khi tiêm chủng.

- Không hướng dẫn người được tiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng.

Bên cạnh đó, trong dự thảo thông tư còn quy định phạt tiền 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.

- Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi.

- Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm