'Chào đón' kỳ họp LHQ về khí hậu là 500 cuộc biểu tình toàn cầu

(PLO)- Loạt 500 cuộc biểu tình được lên kế hoạch tổ chức khắp toàn cầu trước thềm kỳ họp Đại hội đồng LHQ trong đó có phiên họp quan trọng về khí hậu.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 17-9, khoảng 75.000 người đã tham gia cuộc biểu tình phát động “Tuần lễ khí hậu” tại thành phố New York (Mỹ). Cuộc biểu tình trên được tổ chức phi lợi nhuận Climate Group tổ chức, nằm trong loạt 500 cuộc biểu tình về khí hậu dự kiến được tổ chức trên khắp thế giới, theo tờ South China Morning Post.

Những người tham gia cuộc biểu tình tại New York tuần hành qua các đường phố lớn. Trên đường đi, họ hô vang khẩu hiệu: "Tương lai và cuộc sống con người phụ thuộc vào việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch".

903d1b74-5eae-4730-8818-4d42bb0c62fb_3005d535.jpg
Người tham gia cuộc biểu tình khí hậu tại New York (Mỹ) ngày 17-9. Ảnh: AFP

Ngoài ra, người biểu tình còn cầm theo các biểu ngữ với nội dung “Chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch”, “Tiêu diệt nhiên liệu hóa thạch”, và “Tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu”.

Kế hoạch 500 cuộc biểu tình toàn cầu và cuộc biểu tình trên diễn ra trước Tuần lễ cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra từ ngày 19 đến ngày 26-9 tại New York (Mỹ).

“Bạn cần loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch để có thể tồn tại trên hành tinh của chúng ta” - theo bà Jean Su, giám đốc vấn đề năng lượng của Trung tâm Đa dạng Sinh học (Mỹ).

Tuy nhiên, nhiều quan chức và doanh nghiệp trong ngành dầu khí cho rằng nhiên liệu hóa thạch rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.

“Chúng tôi đồng ý rằng cần nhanh chóng cùng nhau đương đầu với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, loại bỏ khai thác nhiên liệu hóa thạch là một cách tiếp cận sai lầm và sẽ khiến các gia đình, doanh nghiệp Mỹ phụ thuộc vào các công ty nước ngoài. Nguồn cung của các công ty nước ngoài này không ổn định, có chi phí cao hơn và kém tin cậy hơn nhiều” - bà Megan Bloomgren, Phó Chủ tịch Cấp cao của Viện Dầu khí Mỹ, cho biết.

Các nhà hoạt động môi trường tính toán rằng gần 1/3 kế hoạch khoan dầu khí của thế giới từ nay đến năm 2050 là nhằm phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Trong hơn 100 năm qua, Mỹ là nước có tổng lượng khí thải carbon dioxide lớn nhất toàn cầu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm