Chỉ có 9/31 sở ngành - quận huyện TP.HCM gửi báo cáo giám sát chương trình nhà ở

(PLO)- Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP về báo cáo giám sát việc thực hiện Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2025.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi về chuẩn bị nội dung báo cáo giám sát theo yêu cầu của HĐND TP, giao Sở Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, tham mưu UBND TP dự thảo báo cáo giám sát "Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2025”, Sở đã có công văn đề nghị các Sở, ngành, UBND TP Thủ Đức và 21 quận - huyện.

Trong đó, Sở Xây dựng đề nghị Sở, ngành, UBND TP Thủ Đức và 21 quận - huyện căn cứ nội dung phụ trách báo cáo các nội dung liên quan theo đề cương giám sát.

"Đến nay, Sở chỉ nhận được văn bản báo cáo của 9/31 đơn vị gồm: Sở GTVT, Ban Quản lý các KCX-KCN, Ngân hàng Chính sách xã hội TP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM, Quỹ Phát triển nhà ở, UBND các quận 1,4, Tân Phú và huyện Nhà Bè", văn bản Sở Xây dựng nêu.

Trên cơ sở tổng hợp nội dung báo cáo của 9/31 đơn vị, Sở Xây dựng đã dự thảo Báo cáo giám sát việc thực hiện Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2025.

Mới có 9/31 sở ngành - quận huyện TP.HCM gửi báo cáo giám sát chương trình nhà ở về Sở Xây dựng TP.HCM. Ảnh: K.C

Mới có 9/31 sở ngành - quận huyện TP.HCM gửi báo cáo giám sát chương trình nhà ở về Sở Xây dựng TP.HCM. Ảnh: K.C

Theo dự thảo, giai đoạn 2016 - 2020, diện tích sàn nhà ở toàn TP tăng thêm 53,7 triệu m2 sàn. Trong đó nhà ở dân tự xây đóng vai trò chủ đạo - tăng 38,5 triệu m2 sàn, nhà ở thương mại chiếm tỷ trọng lớn thứ hai - đạt 13,98 triệu m2 sàn, nhà ở xã hội tăng thêm 1,23 triệu m2 sàn.

Giai đoạn 2016-2020, diện tích sàn nhà ở thương mại toàn TP tăng thêm 13,98 triệu m2 sàn, vượt 112,9% so với chỉ tiêu đề ra (chi tiêu theo Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2020 là 6,568 triệu m2 sàn).

Với nhà ở thương mại, khu vực nội thành phát triển đóng vai trò chủ đạo, tăng 7 triệu m2 sàn, khu vực nội thành hiện hữu chiếm tỉ trọng lớn thứ hai - đạt 4,6 triệu m2 sàn, khu vực huyện ngoại thành có xu hướng tăng dần tốc độ phát triển và khu vực trung tâm hiện hữu có tốc độ tăng chậm lại.

Năm 2021, diện tích sàn nhà ở thương mại toàn TP tăng thêm 1,53 triệu m2 sàn. Quý I/2022, diện tích sàn nhà ở thương mại toàn TP tăng thêm 1,246 triệu m2 sàn.

Theo Kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025 đã được UBND TP phê duyệt (ngày 9-12-2021), dự kiến trong giai đoạn còn lại, diện tích sàn nhà ở thương mại toàn TP tăng thêm 12,744 triệu m2 sàn.

Với nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây, giai đoạn 2016 - 2020, diện tích sàn nhà ở dân tự xây toàn TP tăng thêm 38,5 triệu m2 sàn, vượt 23,3% so với chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu là 31,23 triệu m2 sàn). Nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây đóng vai trò chủ đạo trong tổng diện tích nhà ở xây dựng mới của TP (chiếm 71,7% tổng diện tích nhà ở tăng thêm trong giai đoạn 2016-2020).

Năm 2021, diện tích sàn nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây toàn TP tăng thêm 3,37 triệu m2 sàn. Quý I/2022, diện tích sàn nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây toàn thành tăng thêm 1 triệu m2 sàn.

Về nhà ở xã hội (NƠXH), giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng 19 dự án, diện tích sàn NƠXH toàn TP tăng thêm 1,23 triệu m2 sàn, đạt 69,2% so với chỉ tiêu (chỉ tiêu là 1,78 triệu m2 sàn).]

Việc di dời nhà ở trên và ven kênh rạch, qua 5 năm triển khai thực hiện 2016 - 2020, nhìn chung kết quả thực hiện công tác di dời nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị còn khiêm tốn, chậm tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.

Đã bồi thường và di dời được 2.479 trên 20.000 căn, đạt 12,4% so với chỉ tiêu, chủ yếu tập trung ở các dự án sử dụng vốn ngân sách nhưng đa số cũng chỉ dừng lại ở công tác chuẩn bị đầu tư, trong khi chưa kêu gọi được dự án vốn ngoài ngân sách.

Về xây dựng cải tạo chung cư cũ: Từ năm 2016 đến nay, TP cũng đã thực hiện cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới 213/237 chung cư, đạt 89,8% so với chỉ tiêu đề ra (50% trên tổng số 474 chung cư cũ trước năm 1975).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm