Chia tay Petrolimex, PGBank ra mắt nhận diện thương hiệu mới

(PLO)- Sau khi Petrolimex thoái vốn, Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) chính thức đổi tên thương mại thành Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngân hàng Thương mại cổ phần Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank) vừa chính thức ra mắt tên gọi mới và giới thiệu nhận diện thương hiệu mới nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập.

PGBank
PGBank vừa ra mắt tên gọi và giới thiệu nhận diện thương hiệu mới cùng sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập.

Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định đổi tên Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank).

Việc thay đổi tên gọi và nhận diện thương hiệu trên căn cứ vào sự thay đổi cổ đông lớn của ngân hàng này khi Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thoái toàn bộ vốn, thu về khoảng 2.568 tỉ đồng.

Sau khi Petrolimex thoái vốn, Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) chính thức đổi tên thương mại thành Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank).

Ông Phạm Mạnh Thắng, người cũ của Vietcombank được bầu làm Chủ tịch HĐQT của PGBank; bà Đinh Thị Huyền Thanh được bổ nhiệm là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc PGBank.

Logo mới kèm tên thương mại của ngân hàng là PGBank. Trong đó, phần hình biểu tượng gồm một đường gấp khúc có 3 đoạn. Đoạn trên và đoạn dưới màu xanh da trời, đoạn giữa màu xanh nước biển và che khuất phần ở giữa bởi một sọc màu xanh lá cây.

PGBank
Logo mới kèm tên thương mại của ngân hàng PGBank.

Chữ S cách điệu - chữ cái bắt đầu của từ "success" (thành công), thể hiện rõ khát vọng mang đến thành công, thịnh vượng cho các đối tác, khách hàng. Logo mới này cũng tượng trưng cho dải đất hình chữ S của Việt Nam, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc.

Theo lãnh đạo PGBank, việc thay đổi tên gọi, nhận diện thương hiệu sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như quyền lợi của khách hàng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm