Chủ tịch Thanh Hóa: Phải tháo gỡ ngay khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp

Chủ tịch Thanh Hóa: Phải tháo gỡ ngay khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp

(PLO)- Hàng loạt doanh nghiệp ở Thanh Hóa đang rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng, gặp nhiều khó khăn bởi quy định mới về PCCC và quá nhiều các thủ tục hành chính rườm rà.

Đó là nội dung được các đại biểu nêu tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp (DN) năm 2023 với chủ đề nâng cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững do Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì diễn ra sáng 31-3.

Toàn cảnh Hội nghị tháo gỡ khó khăn DN tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Toàn cảnh Hội nghị tháo gỡ khó khăn DN tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Thực hiện ngay Luật PCCC thì 300 ngàn lao động mất việc

Tại hội nghị Chủ tịch Hiệp hội dệt may Thanh Hóa ông Trịnh Xuân Lâm nêu ý kiến: “Hai năm COVID-19 những DN còn ngồi tại hội nghị hôm nay là còn may mắn, nhưng hiện nay khi thực quy định mới về PCCC mới và chưa có DN nào thực hiện được cả, còn nếu áp dụng thì nguy cơ 400 doanh nghiệp dệt may với hơn 300.000 lao động mất việc.

Chúng tôi đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa kiến nghị giãn thời gian ra 2-3 năm để các DN khắc phục sửa chữa hoàn thiện theo quy định mới về PCCC còn nếu thực hiện ngay thì hơn 300.000 lao động mất việc. Thử làm một bài toán đơn giản lương công nhân khoảng 7 triệu đồng/tháng thì tạo ra lương 21.000 tỉ đồng còn ngược lại thì rất khó khăn” - ông Lâm kiến nghị.

Hơn 300 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dự hội nghị. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Hơn 300 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dự hội nghị. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Ông Trần Quốc Trường, Phó Chủ tịch KCN Tây Bắc Ga, nêu có hơn 200 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có 193 DN phải thực hiện hệ thống PCCC, nhưng qua kiểm tra có 110 DN không đảm bảo điều kiện PCCC. Hiện các DN đang tạm dừng hoạt động từ cuối năm 2022, vì thế cần rà soát, đánh giá thực trạng, đầu tư hệ thống PCCC để các DN dần hoạt thiện quy định mới về PCCC.

Bà Lê Thị Hương, Giám đốc chi nhánh Điện lực tỉnh Thanh Hóa, nêu: Hệ lụy của Luật PCCC mới đã khiến nhiều DN rơi vào tình trạng bị đình chỉ, thậm chí đã đẩy DN vào tình thế không lối thoát, phá sản và nhiều lao động mất việc làm.

Trong khi hiện nay các DN đang tìm lối ra, hướng đi để phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19 thì bất ngờ bị đóng cửa vì Luật PCCC mới. Trong khi lãi vay ngân hàng ập đến đẩy DN đi từ khó khăn này đến khó khăn khác.

Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Chi nhánh Điện lực Thanh Hóa xót xa khi nói về tình trạng nhiều DN bị đình chỉ, đóng cửa vì quy định mới về PCCC. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Chi nhánh Điện lực Thanh Hóa xót xa khi nói về tình trạng nhiều DN bị đình chỉ, đóng cửa vì quy định mới về PCCC. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

"Chúng tôi đề nghị, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa sớm quan tâm đề xuất cấp trên để có phương án phù hợp. Có như vậy các DN trên địa bàn UBND tỉnh mới có cơ hội được phục hồi sản xuất, phát triển, giải quyết việc làm cho lao động thay vì không đảm bảo về PCCC là đóng cửa” - bà Hương nêu.

Tại hội nghị ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa, nhận định các ý kiến phát biểu của các DN đã nêu bật những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN hiện nay.

Ngoài ra, hiệp hội cũng đã có báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức hội, hiệp hội ngành hàng, các DN, trong đó có những vướng mắc đã kéo dài nhiều năm, có những vướng mắc nếu không được giải quyết kịp thời, phù hợp, thấu đáo, thì có thể dẫn DN đến bờ vực phá sản.

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Hiệp hội DN tỉnh đề xuất UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả các kiến nghị, đặc biệt là những vướng mắc trong công tác PCCC, giá vật liệu xây dựng, về cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh và sớm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ DN phục hồi sau đại dịch COVID-19, thực hiện hiệu quả Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

DN "ngắc ngoải" thì cần phải có giải pháp tháo gỡ ngay

Trả lời các ý kiến của các đại biểu xung quanh về việc nên giãn cách thời gian hoàn thiện PCCC thay vì như hiện nay cứ không đảm bảo Luật PCCC thì tạm đình chỉ, đóng cửa…

Đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, cho rằng rất mừng vì các DN đã đang quan tâm đến công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ, bởi vì tính mạng của người dân. Vì thế phải làm sao để kéo giảm các vụ cháy.

Trả lời việc các DN hiện nay cần công an hướng dẫn chi tiết hơn về PCCC để đảm bảo, Đại tá Lập cho rằng về Luật PCCC cũng như các quy định liên quan mới đã có rất nhiều hướng dẫn trên trang thông tin điện tử về quy chuẩn PCCC và các nội dung liên quan. Đại tá Lập nêu thực trạng hiện nay các DN chưa thực sự quan tâm đến PCCC phòng cháy chữa cháy, trong khi Chính phủ yêu cầu phải xử lý thật nghiêm đối với các trường hợp vi phạm PCCC.

Đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Ông Lập dẫn hồ sơ thiết kế không đảm bảo, nhưng không phải lỗi của công an và công an làm theo luật.

"Đối với những DN hoàn thiện PCCC, chúng tôi sẽ sớm thẩm định, nghiệm thu trong thời gian sớm nhất. Các ý kiến về nới thời gian hoàn thiện PCCC, thay đổi quy chuẩn PCCC không thuộc thẩm quyền của công an và chúng tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa để có giải pháp gỡ vướng" - ông Lập nói.

Tại hội nghị sau các ý kiến, ông Đỗ Minh Tuấn Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trả lời các ý kiến của DN. Đồng thời, ông cũng đưa ra các giải pháp tháo gỡ ngay khó khăn cho các DN, cũng như giao việc ngay cho các sở ngành địa phương vào cuộc khẩn trương giúp DN vượt qua "sóng gió".

Ông Đỗ Minh Tuấn khẳng định: “Phó Giám đốc Công an tỉnh trả lời không có gì sai vì việc PCCC là yêu cầu cấp thiết. Chỉ những cơ sở vi phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng mới dừng, còn lại các DN chưa đầy đủ thì phải có lộ trình khắc phục, ký cam kết và đảm bảo không xảy ra cháy nổ. Vì nếu theo quy định mới như hiện thì thì đến 99% không đảm bảo”.

Hội trường 25B liên tục "nóng" với nhiều nhóm vấn đề về PCCC, vay vốn và giải quyết các thủ tục. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Hội trường 25B liên tục "nóng" với nhiều nhóm vấn đề về PCCC, vay vốn và giải quyết các thủ tục. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

“Tôi đề nghị Công an tỉnh Thanh Hóa phải hướng dẫn trước khi áp dụng các quy định xử phạt về PCCC" - ông Tuấn nêu yêu cầu.

Chặn nạn vòi vĩnh, chậm giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch HĐQT Công ty Hợp Lực, đề nghị các ngành nếu không làm được việc, thiếu trách nhiệm với nhân dân, làm việc không đến nơi đến chốn cần phải nghiêm túc chỉnh đốn lại.

Ông Đệ cho rằng: "Các cơ quan tham mưu cho lãnh đạo tỉnh thì phải có bản lĩnh, sáng tạo hãy ngồi vào ghế giám đốc, phó giám đốc còn không làm được việc thì không nên để những con người ở những vị trí này làm chậm sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa thì rất tốt, rất chia sẻ, nhưng khi giao cho các sở thì nói ngang, gây khó khăn cho DN" - ông Đệ nêu.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch HĐQT Công ty Hợp Lực phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch HĐQT Công ty Hợp Lực phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Trả lời ý kiến nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh ông Đỗ Minh Tuấn nêu: "Cải cách hành chính là câu chuyện làm liên tục, nhưng đâu đó trên địa bàn vẫn còn tình trạng chậm trễ, trả lời lòng vòng và cách làm việc của một số nhân viên, phòng chuyên môn làm việc không ổn.

Các DN khi làm việc với cơ quan nhà nước nếu thấy việc giải quyết không đúng, nhũng nhiễu vòi vĩnh ở sở nào thì điện trực tiếp cho giám đốc sở đó, cao hơn nữa là Phó Chủ tịch phụ trách, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa để xem xét xử lý nghiêm minh theo quy định.

"Vì thế, tại đây tôi yêu cầu các sở ngành địa phương cần phải rút ngắn tối đa về mặt thời gian giải quyết công việc, thủ tục và kiên quyết xử lý cán bộ nhũng nhiễu vòi vĩnh DN” - ông Tuấn khẳng định.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ông Đỗ Minh Tuấn yêu cầu các ngành chức năng vào cuộc quyết liệt tháo gỡ vướng mắc ngay cho các DN sớm ổn định đi vào sản xuất. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ông Đỗ Minh Tuấn yêu cầu các ngành chức năng vào cuộc quyết liệt tháo gỡ vướng mắc ngay cho các DN sớm ổn định đi vào sản xuất. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

“Về vốn đã có các gói ưu đãi nhưng tôi cho rằng chưa đủ mạnh. Tiền thì nhiều nhưng vay thì không được, bởi nếu ngân hàng không đem cho vay được thì ngân hàng cũng khó khăn.

Tôi đề nghị cần có sự gặp gỡ giữa DN và ngân hàng để cùng tháo gỡ cho nhau chứ lãi suất cao, doanh nghiệp khó khăn thì ngân hàng cũng khó khăn" - ông Tuấn đề nghị.

Kết thúc hội nghị, ông Đỗ Minh Tuấn chúc các DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sớm vượt qua mọi khó khăn giành được thắng lợi trong thời gian tới.

Đọc thêm

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.