Chuyện bác bảo vệ và lòng tốt của cộng đồng mạng

Khi đó, mạng xã hội - như trong câu chuyện này - là một phương tiện mà khó có một phương tiện truyền thông nào hiện nay có thể thay thế.

Câu chuyện bác bảo vệ quán cà phê trên đường Hoàng Hữu Nam ở quận 9, TP.HCM bị kẻ gian lừa lấy xe SH và sau đó nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng đã gây “sốt” trên mạng xã hội mấy ngày qua. Cũng là thông tin “sốt” nhưng đây là thông tin gây xúc động lòng người, làm cho mỗi chúng ta cay khóe mắt. Giữa những thông tin tiêu cực tràn ngập mặt báo gần đây, thông tin tốt lành này như dòng nước tưới mát cho tâm hồn mỗi người giữa những ngày trưa hè oi bức.

Bác bảo vệ gần 70 tuổi, quê miền Trung, có gia cảnh nghèo khó, là lao động chính của gia đình. Với thu nhập coi xe quán cà phê mỗi tháng 3 triệu đồng ấy, bác đã bị những kẻ táng tận lương tâm dàn cảnh, lừa lấy chiếc SH cũ của khách.

Giữa nhiều thông tin u ám, câu chuyện về bác bảo vệ cùng nhiều chuyện tốt khác đã tưới tắm tâm hồn ta... Ảnh minh họa: cayxanh.vn

Bác bảo vệ đau khổ kể với một nhóm bạn trẻ đến uống cà phê ngày hôm đó về câu chuyện của mình, để rồi lòng tốt được viết nên và truyền đi nhanh chóng. Thông tin về hoàn cảnh éo le của bác bảo vệ đã được nhóm bạn này đưa lên mạng và cộng đồng đã chung tay đóng góp được hơn 100 triệu đồng.

Số tiền đủ để bác đền chiếc xe bị mất và còn có dư. Sau khi thương lượng, người mất xe nhận 38 triệu đồng. Số tiền còn lại, bác bảo vệ gửi tặng 10 triệu đồng cho một trường tình thương nơi có hai cháu ngoại của mình theo học; gửi trả lại cho hai người giúp mình, mỗi người 5 triệu đồng và nhờ họ gửi cho một em nhỏ mổ thận ở BV Nhi đồng 2; gửi 5 triệu đồng đóng góp xây dựng một tịnh xá.

Trả lời về việc vì sao gia cảnh khó khăn vậy mà không giữ lại số tiền cộng đồng giúp đỡ, bác trả lời: “Tôi gặp khó khăn được mọi người giúp đỡ là quá may mắn, là có phước lắm rồi. Tôi bất ngờ và biết ơn cộng đồng rất nhiều, đâu thể lợi dụng lòng tốt của mọi người được. Tôi còn có cái tâm, cái đạo của mình nữa. Ngoài kia còn nhiều cuộc đời khó khăn, gian nan hơn cần sự giúp đỡ...”.

Câu chuyện mà các bạn trẻ uống cà phê đã làm cho bác bảo vệ đẹp biết bao!

Hành xử của bác bảo vệ với tâm từ bi, trí tuệ thật đẹp biết bao!

Có ai đó đã phán rằng chỉ những kẻ vô công rồi nghề mới lên mạng xã hội. Không, mạng xã hội sẽ vô cùng hữu ích nếu những người dùng nó với mục đích tốt đẹp, để làm những điều tốt đẹp. Khi đó, mạng xã hội - như trong câu chuyện này - là một phương tiện mà khó có một phương tiện truyền thông nào hiện nay có thể thay thế.

Nodar Dumbadze, nhà văn Xô Viết nổi tiếng người Georgia, người đã được trao giải thưởng Văn học Lênin, trong tác phẩmQuy luật của muôn đời đã viết: “Tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác… Nó nặng đến nỗi một người không mang nổi… Bởi thế, người đời chúng ta, chừng nào còn sống, phải ra sức giúp đỡ nhau, cố làm cho tâm hồn trở nên bất tử: Ông giúp cho tâm hồn tôi trở nên bất tử, tôi giúp người khác, người ấy lại giúp người khác nữa, cứ như thế đến vô cùng”…

Câu chuyện đẹp trên chính là những trang viết tiếp để làm cho tâm hồn của con người trở nên bất tử. Và lòng tốt vẫn tràn đầy, tình thương vẫn mênh mang.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Để đất nước tiến lên phía trước

Để đất nước tiến lên phía trước

(PLO)- Nhìn lại cả chặng đường đã qua, chúng ta hoàn toàn có đủ niềm tin rằng đất nước ta, dân tộc ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước; đất nước Việt Nam ta rồi sẽ hùng cường; nhân dân ta sẽ ngày càng hạnh phúc.

Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần.

Ngẫm về đích đến của 'siêu đô thị' TP.HCM

(PLO)- Đích đến cuối cùng của siêu đô thị là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống... hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN.

Sức sống từ lòng dân

Sức sống từ lòng dân

(PLO)- Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao, là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới...

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...