Chuyên gia cảnh báo trẻ mắc Adenovirus, cần bình tĩnh

(PLO)-  Hiện nay, lo ngại Adenovirus gây bệnh, không ít phụ huynh đã đưa con em đi xét nghiệm và lo lắng virus này sẽ gây bệnh nặng cho trẻ em. Chuyên gia lý giải gì?
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 15-9, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, từ tháng 8-2022 đến nay, số ca bệnh dương tính với Adenovirus dương tính gia tăng đột biến. Tính đến ngày 12-9, có hơn 400 ca nhiễm Adenovirus được ghi nhận tại BV, nhiều hơn số ca cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong.

Trước tình hình này, có không ít phụ huynh khi thấy con mắc bệnh viêm hô hấp đã đưa con em xét nghiệm Adenovirus và lo lắng virus này gây bệnh nặng cho trẻ.

Bệnh nhi nhiễm Adenovirus đang được điều trị tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: LÊ HIẾU

Bệnh nhi nhiễm Adenovirus đang được điều trị tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: LÊ HIẾU

Lý giải nguồn gốc của Adenovirus, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM, BS Trương Hữu Khanh cho rằng đây là virus đường hô hấp, thường gây bệnh cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em nhỏ. Virus này đã xuất hiện từ nhiều năm trước đây chứ không phải mới. Ngoài gây bệnh đường hô hấp, Adenovirus cũng là tác nhân gây ra những đợt dịch đau mắt đỏ. Các bác sĩ nhi khoa và hô hấp đều quen thuộc với virus này. Adenovirus cùng các virus khác như RSV (virus hợp bào), cúm là các virus lưu hành quanh năm, tùy theo điều kiện mà lây bệnh cho người ít hay nhiều.

Theo BS Khanh, sở dĩ virus này tăng đột biến có thể do điều kiện xét nghiệm. Các ca bệnh được cho làm xét nghiệm nhiều hơn tương ứng số ca phát hiện mắc Adenovirus cũng tăng lên. Bên cạnh đó, thời gian qua, do giãn cách xã hội, trẻ em ít tiếp xúc môi trường bên ngoài nên miễn dịch dần dần với các virus không có. Khi thoải mái tiếp xúc với môi trường bên ngoài, trẻ dễ bị các loại virus tấn công.

Khi mắc Adenovirus, trẻ cũng có những triệu chứng nóng, ho, xổ mũi như cảm, viêm đường hô hấp. Có trẻ mắc bệnh nhẹ nhàng nhưng cũng có trẻ bệnh diễn biến rầm rộ đến mức thở mệt phải đi viện.

Do là virus cũ nên cách điều trị cũng giống như các đợt viêm hô hấp do virus, chủ yếu điều trị triệu chứng, chờ bệnh tự khỏi. Adenovirus không có thuốc điều trị đặc hiệu vì đa số tự hết. Các trẻ trở nặng thường là do hệ miễn dịch kém hoặc nhiễm thêm vi khuẩn, nhất là vi khuẩn kháng thuốc.

Theo BS Khanh, hiện thế giới chưa có vaccine phòng Adenovirus vì chúng có nhiều chủng.

Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất vẫn là rửa tay, người lớn bị cảm phải tránh xa trẻ nhỏ, khẩu trang… Bên cạnh đó, uống đủ nước, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng. Trẻ cần được chích ngừa vaccine 6 trong 1, phế cầu, cúm vì nếu nhiễm Adenovirus chồng theo các bệnh này sẽ có nguy cơ làm bệnh nặng thêm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm