Con nuôi đăng ký kết hôn với con ruột có vi phạm pháp luật không?

(PLO)- Bạn đọc hỏi con nuôi đăng ký kết hôn với con ruột có vi phạm pháp luật không?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tôi có 1 người con gái nuôi, năm nay cháu 25 tuổi. Cháu và con trai ruột của tôi lớn lên cùng nhau. Sau này các cháu phát sinh tình cảm và có thưa chuyện với gia đình muốn trở thành vợ chồng. Tôi xin hỏi con nuôi đăng ký kết hôn với con ruột có vi phạm pháp luật không?

Bạn đọc Nguyễn Nhung (quận 12, TP.HCM), hỏi:

Luật sư Nguyễn Tiến Hiểu, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấm các hành vi sau đây:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Yêu sách của cải trong kết hôn;

- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

- Bạo lực gia đình;

- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình không có quy định nào cấm việc con nuôi và con đẻ kết hôn với nhau. Do đó, con nuôi và con đẻ của bạn đã đủ tuổi kết hôn và xuất phát từ tình cảm một cách tự nguyện thì vẫn có thể đăng ký kết hôn bình thường và không vi phạm pháp luật.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm