LTS: Sự kiện nam sinh lớp 10 phải cầu cứu đến Bộ Công an vì bản thân em và gia đình bị côn đồ chặn đánh đến chín lần, dù trước đó đã báo công an nhiều lần, một lần nữa khiến người dân cảm thấy bất an, lo lắng. Người dân đặt câu hỏi: Nếu công an không bảo đảm, bảo vệ được sự bình an thì họ còn biết dựa vào đâu?
Pháp luật hiện hành đều đã có quy định về bảo vệ công dân nói chung và những trường hợp bị đe dọa nói riêng.
Theo Điều 101 BLTTHS, công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan điều tra, VKS, tòa án hoặc với các cơ quan, tổ chức khác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho cơ quan điều tra bằng văn bản. Khoản 3 Điều 103 BLTTHS thì quy định kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho VKS cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết. Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
Ấy thế nhưng những sự việc đáng tiếc vẫn xảy ra, người dân vẫn bị đánh dù trước đó đã nhiều lần trình báo công an về nguy cơ sức khỏe, tính mạng bị đe dọa.
Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH, Đoàn Luật sư TP.HCM:
Nếu công an làm tốt hơn thì…
Anh TRẦN VIỆT HOÀNG, quận Bình Tân, TP.HCM:
Dân còn biết dựa vào đâu?
Gia đình em H. đã cầu cứu công an từ cấp phường đến cấp thành phố mà vẫn bị đánh những chín lần. Trước đây chị H. ở quận Bình Thạnh cũng vậy, chị đã trình báo công an nhiều lần nhưng rồi vẫn bị người bạn trai cũ tên Nguyễn Văn Khuyến sát hại. Thử hỏi người dân còn biết dựa vào đâu để mình được bảo vệ trước các mối nguy đe dọa, trước những hậu quả có thể tiên liệu trước?
Có thể nói người dân chúng tôi khi gặp bất kỳ chuyện gì trong cuộc sống liên quan đến sức khỏe, tính mạng thì địa chỉ đầu tiên mà chúng tôi nghĩ đến đó là công an. Chúng tôi đến báo công an để được giải quyết, để được bảo vệ. Khi thấy đánh nhau, người đi đường cũng gọi đến công an. Bởi vì chúng tôi nghĩ đó là địa chỉ đáng tin cậy để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho mình, bởi chúng tôi tin lực lượng công an đủ khả năng bảo đảm sự an toàn, bình yên cho chúng tôi.
Ấy thế nhưng đâu đó người ta vẫn rỉ tai nói nhỏ với nhau rằng có báo thì công an cũng không xuống liền đâu, chừng nào đánh nhau xong, sứt đầu mẻ trán đã. Tôi không tin điều này nhưng những gì xảy ra với gia đình em H. vừa rồi đã khiến niềm tin ấy lung lay.
Chị PHẠM THÚY HOÀNG, quận 6, TP.HCM:
Vừa báo công an, vừa… tự lo
Anh NGUYỄN TIẾN MINH, TP Phan Thiết, Bình Thuận:
Gửi phản ánh nhiều nơi
Một khi người dân tìm đến công an trình báo là họ đã tin tưởng và thượng tôn pháp luật nên hãy quan tâm đến họ. Nếu tôi nằm trong hoàn cảnh của gia đình em H., nếu báo công an mà không được can thiệp thì tôi sẽ gửi đơn ở UBND và các cơ quan Đảng ủy để được quan tâm, giúp đỡ. Cùng lắm thì tôi và gia đình sẽ dọn đồ tá túc ở ngay cơ quan nhà nước để được chú ý và có chuyện gì dễ cầu cứu hơn.
Anh VÕ ĐOÀN QUỐC LÂN, TP Tân An, Long An:
Bị đánh nhừ tử mới thấy công an
Ông VÕ VĂN LỢI, quận Tân Bình, TP.HCM:
Bị lừa còn bị đánh
Tôi làm bốc vác cho Công ty QC (quận 12, TP.HCM). Tôi chỉ nhận được 16.000 đồng/ngày trong khi mức lương họ hứa hẹn là 280.000-300.000 đồng/ngày. Quá bức xúc, tôi và nhiều người quay lại đòi tiền, họ bảo tôi vào trong giải quyết rồi lôi tôi vào căn nhà phía sau đánh bầm dập. Những người đi cùng bị dọa chạy về luôn.
Tôi trình báo gửi PC45 Công an TP.HCM nhưng bị từ chối vì “ở đây chỉ thụ lý những vụ án lớn”. Họ hướng dẫn đến công an phường, công an quận. Công ty này vẫn đang hoạt động cả năm nay, mỗi ngày có cả chục lượt người tới xin việc, hứa lương một đằng rồi làm một nẻo, ai tới đòi lại tiền thì bị đánh te tua…
Cô NGUYỄN THỊ BA, quận Tân Bình, TP.HCM:
Công an có xuống lập biên bản
Tôi biết một trường hợp phải vay nặng lãi, không có tiền trả nên mấy người thu nợ đến hôm thì đánh người, hôm thì tạt mắm tôm, phân thối. Gia đình đó báo công an thì công an chỉ xuống lập biên bản rồi đâu lại vào đó. Chỉ đến khi gia đình đó hoàn trả hết nợ mới dứt. Giờ ra đường nhiều chuyện phải lo lắm!
Đánh giá tình hình và bảo đảm an toàn cho dân Đại tá Nguyễn Tri Phương khi còn làm phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phụ trách khu vực phía Nam (Đại tá Phương hiện là giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh) từng trả lời báo chí rằng đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm xác minh thông tin người dân trình báo có thật hay không. Sau đó, đơn vị này phải đánh giá khả năng xảy ra như thế nào để báo cáo lên cấp có thẩm quyền, lập phương án phối hợp bảo vệ nạn nhân, xác minh, xử lý đối tượng đe dọa. Ðơn vị tiếp nhận mà không báo cáo lên cấp có thẩm quyền, không có phương án bảo đảm an toàn cho nạn nhân, để xảy ra hậu quả thì đơn vị đó và từng cá nhân cụ thể phải chịu trách nhiệm. |