Đánh thức sức sáng tạo ở nhân viên

Đánh thức sức sáng tạo ở nhân viên ảnh 1

 Petruska, tác giả quyển 60 Minutes To Motivation: Live Your Dreams and Lead A Powerful Life (60 phút để tạo động lực: Hãy sống theo ước mơ và theo đuổi một cuộc sống mạnh mẽ), Nhà xuất bản Kindle, 2013, đã nêu ra giải pháp, bắt đầu bằng một nhận xét: “Hãy xem cách hành động của Van Gogh, một bậc thầy về sáng tạo”.

Kể chuyện này, không phải người quản lý muốn nhân viên mình trở thành một Van Gogh, mà là giúp nhân viên rút ra một bài học về sáng tạo. Theo Petruska, bài học cũng rất đơn giản: “Khi bạn tìm thấy điều gì thu hút bạn, đừng dừng lại. Bạn không tưởng tượng nổi ảnh hưởng của công việc và đam mê của bạn vào thế giới này sẽ lớn đến mức nào đâu”.

Ai cũng là một thiên tài

Người quản lý có thể từ câu chuyện, dẫn đến hoàn cảnh của nhân viên, về sự sáng tạo trong cuộc sống. Cũng Petruska chia sẻ câu chuyện của chính ông: “Lúc tôi còn trẻ, cha tôi nói tôi có hai lựa chọn cho cuộc đời mình. Lựa chọn thứ nhất là đi làm việc để có thu nhập hợp lý, xây dựng một gia đình và cuối cùng là về hưu. Mới nghe, tôi ưng ý ngay vì tôi muốn theo con đường mà cha tôi đã đi qua.

Rồi ông nói đến lựa chọn thứ hai, nó ám ảnh tôi kể từ đó. Ông nói: “Hay là con có một ý tưởng mới đơn giản, một giải pháp đơn giản giải quyết được một vấn đề đời thường của con người. Con thu lợi từ ý tưởng đó, xây dựng một gia đình, tha hồ nghỉ ngơi và chủ động sống một cuộc đời riêng cho mình khi còn rất nhiều thời gian”. Ý tưởng đó là khởi nguồn cho sự sáng tạo nảy sinh từ trong mỗi con người.Hãy làm việc, nhận ra các vấn đề, và những ý tưởng loại ấy sẽ xuất hiện, rất riêng cho từng con người, không ai bày cho ai được.

Trước khi sáng tạo, hãy cải tiến

Người quản lý không nên để nhân viên của mình ngộ nhận là thiên tài ngay sau buổi trao đổi.Sáng tạo cần có quá trình, thời gian và có liên quan đến sự cải tiến. Giúp nhân viên bắt đầu ngay hành trình sáng tạo bằng cách quan sát công việc và cuộc sống quanh họ. Rồi thì các ý tưởng sẽ xuất hiện. Đừng nghĩ đó là những ý tưởng “lớn lao”. Hãy giúp họ một vài ví dụ về các ý tưởng đã trở thành rất hữu ích cho con người, để tạo cảm hứng. Chẳng hạn, đó là khung nhựa đựng sáu hoặc 12 lon nước, hoặc một lớp vỏ bằng bìa bọc ly cà phê nóng để không bị phỏng tay – những ý tưởng “tầm thường” nhưng rất có giá trị.

Vấn đề là vừa làm việc, vừa quan sát công việc và cuộc sống để “nhìn thấy” những vấn đề đời thường còn có thể cải tiến được. Khi việc này đã trở thành thói quen, những ý tưởng sáng tạo thật sự sẽ xuất hiện.Để nhân viên có được khả năng này, người quản lý cần lưu ý họ phải có được sự tập trung khi quan sát. Có thể đặt một số câu hỏi, kiểu như:

- Bạn có nhận thấy những việc gì đang tốt và những việc gì chưa tốt ngày hôm nay không?

- Bạn thường nhìn thấy ở người khác những biểu hiện tiêu cực hay tích cực?

- Bạn có rút ra bài học từ thất bại trong công việc này không, hay chỉ là nỗi thất vọng?

- Bạn có nhìn thấy cơ hội gì khi đối mặt với trở lực này không?

- Bạn tuyên bố đây là một cuộc chơi lớn, nhưng bạn đã tham gia chơi chưa?

Việc bắt đầu thói quen quan sát là nên làm ngay, nhưng phải kiên nhẫn để biến nó thành thói quen hữu dụng cho sự sáng tạo sau này. Đó là một cách bắt đầu đầy hứa hẹn và thú vị…

TRƯƠNG CHÍ DŨNG, Giám đốc R&D, Công ty L&A

(Theo DNSGCT)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm