Điều đó kéo theo hàng loạt trại chăn nuôi lâm vào cảnh điêu đứng do heo rớt giá, không tiêu thụ được.
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết như trên tại buổi làm việc với Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại phía Nam và các cơ quan báo chí tại TP.HCM ngày 26-8 về vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Theo ông Bình, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phần gốc về quản lý chất cấm trong chăn nuôi lỏng lẻo, ai cũng có thể mua ở bất cứ đâu. Phần ngọn là đầu ra khi heo xuất chuồng đến lò giết mổ… cũng lỏng lẻo. Khi phát hiện được (sử dụng chất cấm - PV) thì xử phạt hành chính chỉ 15 triệu đồng một trang trại, chẳng thấm vào đâu. “Cần phải xử lý hình sự. Thái Lan, Trung Quốc đều đã áp dụng truy tố trách nhiệm hình sự đối với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi” - ông Bình nói.
Chia sẻ về cách nhận biết thịt heo ăn chất tạo nạc và heo nuôi bình thường, ông Bình cho hay nhìn miếng thịt heo bình thường lớp da tới lớp mỡ dính liền, độ dày lớp mỡ khoảng 1 cm trở lên thì chọn mua; còn lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Màu sắc thịt heo có chất cấm thường đỏ đậm khác thường, sáng và bóng, trong khi thịt heo thường đỏ hồng. Khi nấu, thịt heo chứa chất tạo nạc sẽ có mùi hôi, ra nhiều nước…
QUANG HUY