Đi cấp cứu trái tuyến có được hưởng BHYT?

(PLO)- Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ba tôi có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và đăng ký nơi khám, chữa bệnh (KCB) ban đầu tại một bệnh viện tuyến huyện.

Mới đây, trong lúc đang đi chơi ở TP.HCM thì ba tôi bị bệnh phải cấp cứu và đang điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương.

Cho tôi hỏi trường hợp của ba tôi đi cấp cứu trái tuyến thì có được hưởng BHYT đúng tuyến không?

Bạn đọc Thanh Trần (Tiền Giang)

Luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời: Khoản 4, điều 11, Thông tư 40/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn đối với trường hợp cấp cứu thì người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào.

Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.

Như vậy, khi đi cấp cứu trái tuyến thì có hai trường hợp xảy ra.

Trường hợp 1: Nếu ba bạn được bác sĩ xác nhận là tình trạng cấp cứu thì được xem là đúng tuyến và sẽ được hưởng BHYT với 100% mức hưởng.

Trường hợp 2: Nếu bác sĩ không xác nhận ba bạn là cấp cứu thì chỉ được hưởng quyền lợi theo mức trái tuyến và được hưởng 40% chi phí điều trị khi điều trị bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm