Diễn đàn 'TP.HCM - Gỡ vướng cho kinh tế xanh': Tìm kiếm giải pháp cho tương lai bền vững

(PLO)- Tăng trưởng xanh là quá trình phát triển rất quan trọng cho TP.HCM để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường trong thời gian tới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều nay 6-12, Báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Diễn đàn “TP.HCM - Gỡ vướng cho kinh tế xanh”.

Tầm nhìn dài hạn

TP.HCM, một trong những đô thị năng động nhất Việt Nam, đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường. Ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông, và biến đổi khí hậu có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Trong bối cảnh đó, việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tăng trưởng xanh không chỉ là một xu hướng toàn cầu mà còn là hướng đi để TP.HCM có thể phát triển bền vững trong tương lai. Mô hình này sẽ giúp thành phố giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hút nguồn lực đầu tư.

Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, ngày 1-10-2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: MINH HOÀNG
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: MINH HOÀNG

Chiến lược này đặt ra mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng xã hội.

Từ đây, nhu cầu về thúc đẩy các hoạt động kinh tế bền vững trên tất cả các lĩnh vực được đặt lên hàng đầu, và là mối quan tâm của nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp.

TP.HCM có vai trò là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ, cửa ngõ giao lưu quốc tế của cả nước, địa phương tiên phong trong việc đề xuất và thực hiện các chính sách trọng điểm của quốc gia, cũng đang hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Khung chiến lược phát triển xanh này gồm 4 nội dung: Phát triển nguồn lực xanh; xây dựng hạ tầng xanh; phát triển hành vi xanh; xác định ngành và lĩnh vực tiên phong.

Chính quyền TP.HCM xác định xây dựng 3 trụ cột lớn: Thứ nhất là khung pháp lý (đang xây dựng khoảng gần 80 chương trình đề án, chiến lược, chính sách hỗ trợ cho tất cả lĩnh vực sản xuất);

Thứ hai là bộ tiêu chí đo lường được (trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, du lịch, tất cả các hoạt động, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ..., từng phân xưởng, nhà máy, gia đình, phải đo lường được phát thải để điều chỉnh);

Thứ ba là mô hình mẫu, một địa phương xanh (huyện Cần Giờ), xưởng sản xuất xanh, công trình, bệnh viện, trường học xanh…

“Tôi cho rằng xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần đảm bảo cho người dân Thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững. Đây là chủ trương hoàn toàn phù hợp với những định hướng được Đại hội XIII của Đảng đề ra, và cũng là mục tiêu phát triển của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI” - ông Nguyễn Văn Dũng nói.

dien-dan-xanh 8.jpg
Các đại biểu trao đổi tại diễn đàn. ẢNH: HOÀNG GIANG
dai bieu 16.jpg
Các đại biểu tham dự diễn đàn. ẢNH: HOÀNG GIANG

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2024-2030 nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Với kế hoạch này, TP.HCM đưa ra 14 nhóm nhiệm vụ chính bao gồm tài chính xanh, nhân lực chất lượng cao, kết nối xanh, năng lượng xanh, nước sạch và tuần hoàn nước, tuần hoàn vật liệu, tiêu dùng xanh, giao thông xanh, tòa nhà xanh và tiết kiệm năng lượng, khởi nghiệp khoa học và đổi mới sáng tạo xanh, mảng xanh đô thị và nông nghiệp xanh, và hệ sinh thái Cần Giờ xanh.

TOAN-CANH 2.jpg
Quang cảnh diễn đàn Gỡ vướng cho kinh tế xanh. Ảnh: HOÀNG GIANG

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, kinh tế xanh trở thành một lĩnh vực sôi động thu hút sự hưởng ứng của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp và đông đảo người dân. Quá trình này được đánh giá là gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng đối diện những khó khăn, thách thức, nhất là các vướng mắc liên quan đến các quy định, hành lang pháp lý cho các cơ chế, chính sách.

“Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng việc Báo Pháp Luật TP.HCM, tổ chức Diễn đàn “TP.HCM gỡ vướng cho kinh tế xanh” là sự kiện rất cần thiết, mang tính thời sự và mang lại nhiều giá trị thiết thực” - ông Nguyễn Văn Dũng khẳng định.

dien-dan-xanh 6.jpg
Ông Tống Viết Thành, Phó trưởng phòng quản lý chất thải rắn, Sở TN-MT TP.HCM. ẢNH:HOÀNG GIANG
Các đại biểu tham dự Diễn đàn TP.HCM Gỡ vướng cho Kinh tế Xanh. Ảnh: MINH HOÀNG
Các đại biểu tham dự Diễn đàn TP.HCM Gỡ vướng cho Kinh tế Xanh. Ảnh: MINH HOÀNG

Tìm giải pháp, vượt qua rào cản để tăng trưởng xanh

Ở góc độ đơn vị tổ chức diễn đàn, phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM đánh giá, chủ trương phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững đã được Đảng, Nhà nước ban hành cách đây hơn 10 năm. Kể từ đó đến nay, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để hiện thực hóa chủ trương ấy.

Thành quả bước đầu đã có, khi nhiều doanh nghiệp theo định hướng sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, năng lượng xanh; các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính - tín dụng trong lĩnh vực tăng trưởng xanh đã đến Việt Nam và quyết định đầu tư.

Thế nhưng, dư địa trong lĩnh vực kinh tế xanh vẫn còn là rất lớn. Một mặt vì Việt Nam nói chung và TP.HCM giàu tiềm năng phát triển kinh tế xanh, nhưng mặt khác, đáng phải suy ngẫm hơn, là do cơ chế, chính sách của chúng ta còn nhiều điểm nghẽn.

“Tôi đơn cử như quá trình thể chế hóa các chủ trương, xây dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế xanh vẫn còn chậm so với nhu cầu thực tiễn. Các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư dấn thân vào hệ sinh thái kinh tế xanh còn chưa đủ sức thuyết phục, thiếu tính hấp dẫn; Độ trễ trong thực thi chính sách, nói cách khác là có luật rồi, thì việc hướng dẫn, áp dụng luật cũng còn chậm, giảm đi sự mặn mà của các nhà đầu tư” - ông Nguyễn Thái Bình nói.

đai-bieu.jpg
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM với các đại biểu dự diễn đàn. ẢNH: NGUYỆT NHI

Theo ông Bình, cách đây vài tuần, đại diện cơ quan ngoại giao của một vài nước ở Việt Nam có trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM về kỳ vọng của họ đối với đất nước chúng ta.

Có một điểm chung rất mừng, họ đánh giá cao quyết tâm đổi mới, đột phá thể chế để phát triển theo hướng bền vững của Việt Nam, trong đó họ ấn tượng và hứa sẽ đồng hành với cam kết NetZero năm 2050 của Việt Nam.

“Họ rất phấn khởi khi Việt Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp, đồng thời cho rằng các động thái này sẽ mở ra các cơ hội đầu tư từ nước ngoài vào các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

BAN TRON.jpg
Bàn tròn thảo luận về tài chính xanh, nguồn lực cho doanh nghiệp bền vững. ẢNH: NGUYỆT NHI

Những kỳ vọng đó đặt vào các nỗ lực về gỡ vướng những khó khăn, mở rộng hành lang pháp lý, mở rộng hệ sinh thái đầu tư, tạo cảm hứng tích cực và niềm tin mạnh mẽ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Khi con đường lớn về thể chế, chính sách được khơi thông, các rào cản không còn đáng kể nữa, chắc chắn dòng vốn, công nghệ, nhân lực trình độ cao, hạ tầng phục vụ phát triển xanh - phát triển bền vững sẽ chảy mạnh vào TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung” - ông Nguyễn Thái Bình chia sẻ.

PSG.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách pháp luật liên quan đến kinh tế tuần hoàn.

PSG.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: MINH HOÀNG
PSG.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: MINH HOÀNG

Đồng thời các địa phương cũng tích cực triển khai các chương trình, dự án liên quan. Song song đó, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn và vừa, đã chủ động ứng dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn vào sản xuất kinh doanh. Sự kết hợp giữa chính sách, doanh nghiệp và cộng đồng đang tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.

Kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội và môi trường. Để khai thác tối đa những giá trị này, sự tham gia chủ động của Nhà nước là vô cùng cần thiết.

Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách hỗ trợ, cùng với các chương trình nâng cao nhận thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và cộng đồng cùng nhau phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả. Đặc biệt, sự hợp tác với các tổ chức quốc tế sẽ giúp Việt Nam tiếp cận những công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến trong lĩnh vực này.

dien-dan-xanh 1.jpg
Các đại biểu tham gia diễn đàn. Ảnh: HOÀNG GIANG

Theo PSG.TS Nguyễn Hồng Quân, TP.HCM có thể tiếp cận kinh tế tuần hoàn theo hướng trên nền tảng công nghệ 4.0, đổi mới sáng tạo, cải thiện, tạo môi trường sống xanh - sạch, hiện đại, đồng thời bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái.

Chẳng hạn, TP.HCM phát triển dự án công trình xanh, cải tạo và nâng cấp đô thị trên cơ sở lồng ghép các giá trị mới xanh, ứng phó biến đổi khí hậu hay xem xét tái chế, tái sử dụng nguồn nguyên vật liệu xây dựng, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, phát triển nông nghiệp sạch công nghệ cao, thu hút đầu tư khu công nghiệp sinh thái,...

DAI-BIEU 3.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn. ẢNH: THUẬN VĂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm