Điện thoại thông minh và nỗi lo bị lừa đảo

“Thuy day! dag lam j vay? co ban gi khong? T nho tj viec” và sau đó… “Gio mua cho T cái thẻ đt mạng vina 100 hôm sau t gửi lại cho nhé!”.

Hay “LE thị BE (17t) gởi lời kết bạn với chủ nhân số điện thoại 098… với lời nhắn “nhớ liên lạc với Be nhé, để xác nhận với BE = soạn tin nhắn BE gửi 7724””... Đây chỉ là một trong số hàng chục kiểu lừa đảo qua điện thoại đang hoành hành hiện nay, nếu người dùng sơ hở sẽ lập tức mất tiền cho kẻ gian.

Bên cạnh các tin nhắn lừa đảo, các loại tin nhắn quảng cáo nhà đất, bán SIM khuyến mãi và hàng tá dịch vụ lộn tùng phèo cũng đang rất làm phiền người dùng điện thoại.

Cùng đó, spam tin nhắn các hình thức lừa đảo trên Internet cũng ngày càng tinh vi. Các hiện tượng như lập website giả để dẫn dụ người dùng vào để trộm thông tin hay các hiện tượng lừa đảo trên các trò chơi trực tuyến cũng đang rộ lên. Với người dùng Internet thì lừa đảo đang trở thành cái bẫy lớn luôn chầu chực những phút sơ sẩy của người dùng.

Trước các vấn nạn trên, báo Pháp Luật TP.HCM sẽ phối hợp với Công ty VNG tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Điện thoại thông minh và nỗi lo bị lừa đảo”.

Tại buổi giao lưu, các chuyên gia sẽ có những lời khuyên hữu ích, đồng thời giải đáp những tình huống pháp lý cũng như biện pháp quản lý nhà nước để bảo vệ người tiêu dùng.

Thời gian: Từ 9 giờ đến 11 giờ 30, ngày 11-7-2014.

Địa điểm: Báo Pháp Luật TP.HCM, số 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM.

Khách mời:

Ông Bùi Việt Dương, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.

Luật sư Hà Hải, Đoàn luật sư TP.HCM.

Ông Lê Quí Quang, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.

Buổi trực tuyến được tài trợ bởi Công ty Cổ phần VNG

     

Toàn cảnh buổi giao lưu. Ảnh Huyền Vi.

Danh sách khách mời

Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.

Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.

Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.

Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.

user
Minh, 35
Hiện tại ngày nào tôi cũng nhận hàng đống tin nhắn rác, việc này khiến tôi rất bực mình. Hiện tại tôi muốn kiện thì tôi phải làm gì?
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Bạn Minh thân mến, 

Chúng tôi cũng giống như bạn. Mỗi ngày nhận nhiều thư rác, bực bội vô cùng. Về mặt lý thuyết bạn có quyền khởi kiện người nhắn tin rác. Tuy nhiên trong tình hình sim rác tràn lan hiện nay, thất khó cho bạn xác định ai là bị đơn trong vụ kiện này. Do đó chúng tôi có lời khuyên là : Hoặc bạn tiếp tục chịu đựng như chúng tôi hoặc cố gắng thu thập chứng cứ chứng minh cho được ai là thủ phạm gây ra cho bạn sự phiền toái này. Có được như vậy thi bạn mới mong được cơ quan chức năng thụ lý và giải quyết vụ việc.

 

Chúc bạn may mắn,

user
Lê Mỹ Giang - 23 tuổi - nhân viên văn phòng
Lê Mỹ Giang () Hiện nay em đang làm công việc là hàng ngày gọi điện thoại để mời tham gia các gói cho vay hỗ trợ của một ngân hàng. Phần lớn người được gọi đều tỏ ra rất bực mình vì bị làm phiền, có người còn truy ngược lại em rằng tại sao cô có số điện thoại của tôi, cô đang xâm phạm bí mật đời tư của tôi có biết không, cô gọi quảng cáo bất kể giờ giấc như vậy là vi phạm pháp luật đó… Em hoang mang lắm, cho em hỏi em làm công việc như vậy có phải là vi phạm pháp luật hay không?
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Tìm cách biết số điện thoại của một người không thể xem là hành vi xâm phạm đời tư cá nhân. Tuy nhiên nếu bạn có hành vi điện thoại cho người đó nhiều lần thì điều này rất có thể được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Hầu hết các công ty có được danh sách khách hàng qua các hình thức khác nhau nhưng điều không đúng theo quy định pháp luật. Do đó công việc của bạn rõ ràng không phù hợp với quy định pháp luật. Nếu có bất kỳ hậu quả nào xãy ra thi tùy theo tình chất mức độ bên cạnh việc xử lý người có trách nhiệm, cơ quan chứ năng sẽ xử lý hành vi này của bạn.

 

user
Pham Quang
Thưa luật sư, tôi đã từng bị mất nick yahoo. Người đó lấy nick yahoo của tôi rồi đi lừa 2 người bạn tôi 2 thẻ điện thoại trị giá tổng cộng 700.000 đồng. Sau đó, qua vài lần chat tôi đã dùng "mẹo" để hẹn gặp người đó ra ngoài. Hiện tôi muốn gài bẫy để bắt người đó giao công an? Nếu kiện thì bạn tôi người trực tiếp bị lừa phải đứng đơn kiện hay chính tôi là người đứng đơn kiện. Mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Vụ việc tuy nhỏ nhưng phức tạp, bạn nên trình báo công an để được hỗ trợ trước khi bạn tổ chức"gài bẫy". Trong trường hợp này luật cho phép  bạn, bạn của bạn hay bất kỳ ai khác biết sư việc điều có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an yêu cầu giải quyết.

Trân trong,

user
Gia Định
Chào luật sư của chương trình, tôi là bạn đọc thân thiết của báo Pháp luật và cũng là một trong số 14000 người bị nghe lén điện thoại mà báo chí đã nêu trong thời gian gần đây. Điều oái ăm là tôi bị chính vợ tôi nghe lén và phát hiện mình có phòng nhì, hiện tại gia đình đang trên bờ vực đổ vỡ. Vợ muốn li hôn và kiện tôi ra tòa tội ngoại tình. Hiện tại tôi muốn kiện lại vợ tôi vì hành vi nghe lén điện thoại, xâm phạm đời tư của người khác. Cho tôi hỏi kiện như vậy có được không, thủ tục thế nào? Hay tôi phải kiện cái công ty đã cung cấp dịch vụ nghe lén?
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Bạn thân mến, rất nhiều bạn đọc là nam giới chia xẻ nội dung này của bạn. Câu chuyện của bạn cho thấy : có hành vi vi phạm pháp luật ( nghe lén điện thoại), có người nghe lén điện thoại của bạn ( vơ bạn). Vậy bạn có thể khởi kiện người nghe lén ra tòa án thẩm quyền. Du vụ việc phức tạp nên bạn có thể tham vấn thủ tục khởi kiện ( đơn khởi kiện, các chứng cứ đi kèm...) và các yêu cầu bồi thường thiệt hại ở một văn phòng luật sư vì qua nghiên cứu hồ sơ với chuyên môn pháp luật họ có thể sẽ xem xét việc đưa nhà cung cấp dịch vụ nghe lén vào vai trò người có nghĩa vụ quyền lợi liên can hay là bị đơn dân sư hay có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hình sự hành vi cung cấp dịch vụ nghe lén trái pháp luật này.

Chúc bạn may mắn,

user
Văn Thành (Gò Vấp, TP.HCM)
Tôi xài điện thoại mạng Mobile. Ngoài tin nhắn từ đầu số 090 tôi biết là tin nhắn của nhà mạng thật, tôi còn nhận được nhiều tin nhắn quảng cáo từ các đầu số như 9030, 999, 920… Tại sao các đầu số ấy có thể vô tư gửi tin nhắn quảng cáo đến máy điện thoại cá nhân như vậy? Cơ quan quản lý sao không cấm hình thức gửi tin nhắn quảng cáo hàng loạt từ các đầu số cho người tiêu dùng được nhờ? -

Hiện nay có quá nhiều tin nhắn với các đầu số dạng tổng đài có 3 hoặc 4 số, hoặc 1900… làm sao chúng tôi có thể phân biệt được đâu là tin nhắn nghiêm túc của nhà mạng để mà thực hiện. Như vậy nếu vì không thực hiện mà có thiệt hại xảy ra, chúng tôi phải “nắm áo” ai? (Trung Nam 25T Q.GV)
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.

 

Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp cung cấp nội dung thông tin khi gửi tin nhắn quảng cáo sẽ phải có đầy đủ các thông tin như sau:

a. Gắn nhẵn tin nhắn quảng cáo:

-     Mọi tin nhắn quảng cáo đều phải gắn nhãn.

-      Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn.

-       Nhãn có dạng như sau:

+ [QC] hoặc [ADV] đối với tin nhắn được gửi từ người quảng cáo;

+ [Mã số quản lý] đối với tin nhắn được gửi từ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo; có thể thay đổi “[“, “]” trong nhãn

b. Phần hướng dẫn cho phép người nhận có quyền từ chối tin nhắn quảng cáo được đặt ở cuối tin nhắn qua hình thức tin nhắn hoặc điện thoại và không thu cước phát sinh. Nhà quảng cáo, người quảng cáo phải gửi thông tin xác nhận và chấm dứt khi nhận được tin nhắn từ chối nhận quảng cáo.

Ngoài ra, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo đều phải đăng ký mã số quản lý cho Bộ TTTT và khi gửi tin nhắn quảng cáo thì phải gửi đồng thời một bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ TTTT

Trong thời gian qua Thanh tra Bộ TTTT, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã tăng cường quản lý xử phạt, cắt đầu số đối với các tổng đài nội dung gửi tin nhắn không đúng quy định đến khách hàng. Do vậy, đối với các tin nhắn không thực hiện đúng quy định trên anh vui lòng chuyển tiếp tin nhắn đó đến tổng đài 456 (miễn phí) của VNCERT cơ quan chức năng xử lý. 

Hiện nay vấn đề tồn tại lớn nhất và gây khó khăn cho việc xử lý  là các tin nhắn có xuất phát từ các thuê bao di động trả trước có thông tin đăng ký không chính xác như tôi đã có trình bày ở câu hỏi phía dưới. 

Đối với các quy định về hạn chế nhắn tin hàng loạt hiện nay theo thông tin tôi được biết thì  Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đang chủ trì xây dựng Thông tư hướng dẫn chi tiết các nội dung liên quan về kỹ thuật để triển khai đến các doanh nghiệp viễn thông, các nhà cung cấp nội dung

user
Nguyễn Thanh Bình (45 tuổi, nội trợ)
Con gái tôi năm nay 16 tuổi nhưng dạo này cháu rất ít tâm sự nên tôi không rõ cháu học hành yêu đương bè bạn ra sao nên rất lo. Tôi định nhân dịp sinh nhật này tặng cho cháu chiếc điện thoại có cài đặt phần mềm điều khiển để tôi có thể bí mật giám sát cháu từ xa. Nhưng tôi hơi lo không biết tôi làm vậy có vi phạm gì không, chắc là pháp luật quy định với đối tượng đặc thù là cha mẹ quản lý con cái thì khác phải không ạ?
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Luật quy định cha mẹ có nghĩa vụ chăn non con cái và có quyền đối với trẻ em. Trong quyền đối với trẻ em thi các bậc cha mẹ với tư cách là người giám hộ có có quyền được giám sát. Định nghĩa việc giám sát con cái chưa có điều khoản luật nào cho phép cha mẹ dùng phần mềm di động trong điện thoại để giám sát con cái. Do đó cho dù là với mục đính gì thì cũng là xâm hại đến quyền nhân thân, quyền trẻ em.

Trân trọng,

user
Lê Minh Quân (30 tuổi, Tân bình, Tp.HCM
Lâu nay điện thoại của tôi hay nhận được những tin nhắn lừa rất dễ gây nhầm lẫn, ví dụ: Thủy đây, gọi lại liền nhé, có việc cần nhờ gấp… Có lần tôi lỡ bấm lại, dù đầu dây bên kia chỉ kêu bíp một tiếng mà điện thoại của tôi đã bị trừ tiền rất nhiều. Có thể giúp tôi những bí kíp đơn giản nhất để không bị mắc bẫy những tin nhắn lừa đảo như vậy hay không?
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.

Đối với những dấu hiệu tin nhắn lừa đảo và các biện pháp đơn giản nên thực hiện cũng như thông báo đến cơ quan chức năng rất mong các độc giả tham khảo nội dung đã trả lời ở dưới. 

user
Huỳnh Văn Quốc (35 tuổi, kỹ sư xây dựng)
Nếu vợ tôi cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của tôi thì cô ấy có bị coi là vi phạm bí mật đời tư của tôi hay không? Trường hợp này mình xử lý sao luật sư?
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Vợ bạn hay bất kỳ ai điều không có quyên cài đặt và nghe lén điện thoại của bạn. Với việc cài đặt và nghe lén vợ bạn đã xâm hại đến quyền tự do cá nhân mà luật pháp bảo hộ cụ thể tại các điều 21 Hiến pháp, điều 38 Bộ luật dân sự, điều 71 Luật Công nghệ thông tin và các quy phạm pháp luật khác.

Ngoài việc bạn phải xem lại tại sao vợ bạn lại muốn nghe lén điện thoại của bạn thì tùy theo mức độ thì bạn có quyền gởi đơn khởi kiện đến tòa án thẩm quyền hoặc gởi đơn tố cáo đến cơ quan công an để yêu cầu cô í chấm dứt hành vi vi phạm này và thậm chí yêu cầu... bồi thường thiệt hại nhé.

Chúc bạn may mắn.

user
Huỳnh Lê Quân (Bình Triệu, TP.HCM)
Huỳnh Lê Quân (Bình Triệu, TP.HCM) Tôi thấy trên mạng rao bán đầy những phần mềm, công cụ nghe lén điện thoại. Không biết Sở TTTT có kiểm tra, xử lý được những người rao bán trên mạng như vậy hay không?

Được biết các thiết bị nghe lén được rao bán nhan nhản, giá rẻ, lại dễ mua. Nếu thiết bị nào được cho là sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, tiềm ẩn nhiều mối lo, có thể gây thiệt hại lớn thì nên coi đó là mặt hàng cấm. Nhà nước có quy định nào quản lý việc kinh doanh các mặt hàng này không? Vì bán phương tiện cho tội phạm thì phải được coi là trái phép chứ. Việc buôn bán trái phép hàng hóa bị cấm sẽ bị xử phạt thế nào? (Minh, 29T kinh doanh)
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.

Trước tiên tôi sẽ trao đổi thông tin liên quan đến các phần mềm nghe lén điện thoại: 

Phần mềm nghe lén có 2 chức năng cơ bản là thu thập, sao lưu dữ liệu và điểu khiển điện thoại di động

1. Chức năng thu thập và sao lưu dữ liệu

Hiện nay, các điện thoại smartphone như Samsung, Iphone, blackberry,… có sử dụng các hệ điều hành như android, iphone, windows mobile, …  đều có các ứng dụng, phần mềm cho phép người dùng … sao chép danh bạ, tin nhắn, định vị vị trí điện thoại, hình ảnh,… là dữ liệu của điện thoại đồng bộ lên các cơ sở dữ liệu chung như icloud, dropbox, samsung store… trên mạng Internet.

Phần mềm nghe lén có chức năng thu thập và sao lưu thông tin như tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc thoại, ghi âm môi trường xung quanh, định vị vị trí điện thoại, hình ảnh từ điện thoại bị giám sát rồi chuyển về máy chủ. Về bản chất phần mềm này cũng tương tự như các phần mềm, ứng dụng của các smartphone, tuy nhiên ở đây, các phần mềm đã thu thập và sao chép dữ liệu của smartphone mà không được sự đồng ý của người sử dụng thiết bị.  

Theo Luật Công nghệ thông tin điều 72, việc tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý và không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba.

2. Chức năng điều khiển

Phần mềm nghe lén cho phép người sử dụng điều khiển từ xa điện thoại bị giám sát như bật/ tắt chế độ 3G, wifi, ghi âm, sử dụng camera ,... qua mạng Internet và xem, xóa, khai thác nội dung dữ liệu từ máy điện thoại bị giám sát trên cơ sở dữ liệu của máy chủ. Việc cài đặt các phần mềm vào điện thoại smartphone khá đơn giản vì các điện thoại này đều có hệ điều hành riêng và hoạt động tương tự như một máy tính. Đối với việc điều khiển từ xa các máy tính thì các hệ điều hành đều có hỗ trợ như: remote desktop,…Đối với các smartphone có cài hệ điều hành thì việc có các phần mềm điều khiển từ xa như đối với máy tính thì đều có thể thực hiện được. Đối với 1 số tính năng của icloud,..cho phép điều khiển từ xa để điện thoại phát chuông, bật GPS để định vị,..

Theo quy định tại Luật CNTT, điều 71, quy định Tổ chức, cá nhân không được tạo ra, cài đặt, phát tán vi rút máy tính, phần mềm gây hại vào thiết bị số của người khác để thu thập thông tin của người khác, chiếm đoạt quyền điểu khiển thiết bị số. 

Trong thẩm quyền quản lý của Sở TTTT thì khó đạt được mục tiêu quản lý giám sát được toàn bộ các tổ chức, cá nhân cung cấp thiết bị nghe lén, chương trình phần mềm nghe lén đa dạng này. Do vậy, để giám sát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các đối tượng trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan như Công an, Quản lý thị trường, Cơ quan về an ninh mạng.

Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tiến nhành rà soát, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có cung cấp thiết bị, phần mềm mục đích nghe lén, xâm nhập bất hợp pháp thông tin riêng người khác, gây mất an toàn cho nền kinh tế, xã hội.

Đối với các thiết bị có tính năng ghi âm, ghi hình được thiết kế nhỏ gọn, ngụy trang với tình năng có hoặc không có kết nối với mạng di động thông qua các khe gắn thẻ SIM (thiết bị nghe lén)

- Trường hợp các thiết này có kết nối với hệ thống mạng di động thì theo quy định khi nhập khẩu hoặc mua bán trên thị trường sẽ phải thực hiện các quy định đối với lĩnh vực viễn thông về hợp chuẩn, hợp quy thiết bị và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính kèm theo hình thức bổ sung là tịch thu thiết bị

- Trường hợp các thiết bị độc lập không có kết nối với mạng viễn thông thì thuộc lĩnh vực quản lý của các cơ quan quản lý thị trước, của ngành Công thương về quy định về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hàng hóa, các quy định khác thuộc lĩnh vực thương mại.....Trong trường hợp đây là các sản phẩm bị cấm thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mai sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

 


user
Hoàng Văn Mẫn - Bà Rịa – Vũng Tàu
Vụ hơn 14 ngàn điện thoại bị nghe lén, chiếm quyền điều khiển vừa xảy ra pháp luật sẽ điều chỉnh như thế nào? Có xử hình sự được những người kinh doanh, cài đặt phần mềm nghe lén hay chỉ xử hành chính như gãi ngứa? Đánh trống bỏ dùi?
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Bạn Mẫn thân mến,

Về câu hỏi của bạn cũng rất nhiều bạn đọc chia xẻ. Pháp luật đã có những quy định rất cụ thể để cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm này ( bạn vui lòng xem các quy phạm pháp luật áp dụng cho trường hợp này mà chúng tôi đã trính dẫn ở phần trên). Vấn đề là ở chỗ người có trách nhiện có xử lý hay không và xử lý đến đâu mà thôi.

Luật đã có quy định về việc xử lý hình sư vụ việc này với tình tiết tăng nặng. Thực tế cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự. Giờ bạn vui lòng chờ xem vì cơ quan chức năng kết thúc việc điều tra và đưa vụ án ra xét xử. Vụ việc nghiêm trọng nên không thể như bạn nghĩ chỉ xử ký hành chính theo kiểu " gãi ngứa".

Trân trọng,

user
Lê Xuân Vinh - 22 tuổi, sinh viên Luật
Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”. Xin hỏi luật sư vậy chế tài dành cho những người vi phạm các điều trên được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành của ta như thế nào?
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Bạn Xuân Vinh thân mến,

Mời bạn xem câu trả lời trên.

Trân trọng,

user
Trần Quang Khoan - Nhân viên kinh doanh
Nếu tôi bị nghe lén điện thoại và vì vậy mà bí mật kinh doanh của công ty tôi bị lộ thì tôi có phải chịu trách nhiệm gì không? -      

 Công ty tôi có rất nhiều hợp đồng với đối tác quan trọng trị giá hàng chục tỷ đồng. Nếu đối thủ cạnh tranh nghe lén và hớt tay trên làm chúng tôi bị thiệt hại thì chúng tôi có thể khởi kiện họ không? (Anh Tuấn Q7) -      

 “Việc nghe lén có thể làm bạn bị lộ các cuộc gọi điện thoại trao đổi kinh doanh, trao đổi các bí quyết công nghệ,... và các thông tin này bị lộ thì bạn có thể bị mất hợp đồng, tốn công sức, mất niềm tin ở khách hàng,....  “ Nhiều thiệt hại như vậy và thiệt hại nếu có xảy ra cũng sẽ rất lớn. Xin hỏi, nhà mạng cung cấp dịch vụ có phải đền bù thiệt hại cho nạn nhân không hay chỉ có thủ phạm (thường rất khó tìm ra) phải bồi thường? (Hương Lan, SaiGontower)
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

1) Nếu tôi bị nghe lén điện thoại và vì vậy mà bí mật kinh doanh của công ty tôi bị lộ thì tôi có phải chịu trách nhiệm gì không?  

Việc xác định trách nhiệm của bạn đến đâu còn phải xét lỗi. Nếu bạn đã thực hiện đúng những nguyên tắc bảo mật mà vẫn bị nghe lén thì bạn được miễn trách. Nếu bạn vô ý hay có chứng cứ cho rằng bạn vô ý nên dẫn đến điện thoại của bạn bị nghe lén thì bạn phải chịu trách nhiệm.

2) Công ty tôi có rất nhiều hợp đồng với đối tác quan trọng trị giá hàng chục tỷ đồng. Nếu đối thủ cạnh tranh nghe lén và hớt tay trên làm chúng tôi bị thiệt hại thì chúng tôi có thể khởi kiện họ không? (Anh Tuấn Q7)  

Bạn hoàn toàn có thể khởi kiện đối thủ cạnh tranh thực hiện việc nghe lén đó để yêu cầu bồi thường thiệt hại'

3) “Việc nghe lén có thể làm bạn bị lộ các cuộc gọi điện thoại trao đổi kinh doanh, trao đổi các bí quyết công nghệ,... và các thông tin này bị lộ thì bạn có thể bị mất hợp đồng, tốn công sức, mất niềm tin ở khách hàng,....  “ Nhiều thiệt hại như vậy và thiệt hại nếu có xảy ra cũng sẽ rất lớn. Xin hỏi, nhà mạng cung cấp dịch vụ có phải đền bù thiệt hại cho nạn nhân không hay chỉ có thủ phạm (thường rất khó tìm ra) phải bồi thường? (Hương Lan, SaiGontower)

Vui lòng xem các câu  trả lời trên. Ngoài ra có sư thiệt hại trong trường hợp này rõ ràng có lỗi từ phía nhà mạng bên cạnh thủ phạm. Vấn đề của bạn là phải chứng minh sự tắc trách của nhà mạng thì mới có thể yêu cầu họ liên đới với thủ phạm bồi thường thiệt hại.

 

user
Thu Thanh, 36t
Chào, hiện nay tình trạng tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo, tin nhắn lừa đảo đang tràn ngập làm phiền người dùng điện thoại rất nhiều. Với vai trò quản lý, Sở TTTT đã làm những gì để góp phần ngăn chặn tình trạng này? Trách nhiệm của các bên liên quan như cơ quan quản lý, nhà mạng, đơn vị kinh doanh cụ thể như thế nào?
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.

Như tôi đã trao đổi ở câu hỏi trước thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo, tin nhắn lừa đảo tràn lan là do việc quản lý đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước còng lỏng lẻo, SIM rác vẫn tồn tại trên thị trường để phát tán các tin nhắn quảng cáo.

Do vậy từ năm 2011, Sở TTTT đã tập trung trong công tác tăng cường quản lý thuê bao di động trả trước, tuyên truyền để hạn chế tác hại của các tin nhăn rác, tin nhắn lừa đảo. Đề xuất đo. Cụ thể:

Đối với thanh tra xử lý về thuê bao di động trả trước:

Năm 2011, Sở TTTT đã kiểm tra, thanh tra việc quản lý thuê bao trả trước của các doanh nghiệp và phát hiện 130.879 thuê bao di động trả trước đăng ký mới từ 15/9/2011 đến tháng 30/11/2011 có thông tin sai quy định. Sở TTTT xử phạt vi phạm hành chính số tiền 30.000.000 đồng đối với mỗi doanh nghiệp và buộc các doanh nghiệp viễn thông chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với 130.879 thuê bao di động trả trước có thông tin sai quy định.

Đến năm 2012, Sở TTTT đã yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ đối với 13.344 SIM vi phạm và 2 thiết bị kích hoạt SIM, và phạt tiền 97.000.000 đồng đối với 3 daonh nghiệp có hành vi vi phạm quy định về đăng ký thông tin thuê bao trả trước

Trong năm 2013, Sở TTTT đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các Quận- huyện kiểm tra 223 điểm đại lý, của hàng bán SIM và xử phạt 155 triệu đối với việc kinh doanh SIM thuê bao di động trả trước đã đăng ký thông tin, đã kích hoạt; xử phạt 5 doanh nghiệp viễn thông số tiền 50 triệu đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ thuê bao di động trả trước đối đã kích hoạt sẵn

Trong năm 2014, Sở TTTT đã triển khai khai Kế hoạch 951/KH-STTTT phối hợp với các UBND các Quận-huyện để phối hợp quản lý thuê bao di động trả trước và tuyên truyền, hạn chế tác hại của tin nhắn rác. Dựa trên kế hoạch này cơ quan quản lý ngoài việc tiếp tục kiểm tra xử lý các điểm bán SIM, các điểm đăng ký thông tin thuê bao di động sẽ thực hiện việc tuyên truyền đến người dân những dấu hiệu nhận biết tin nhắn rác, hướng dẫn người dân nên làm gì và phản hồi cho ai, ở đâu.

Đối với xử lý vi phạm về tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo tôi đã có trả lời ở câu hỏi trước nên xin phép không lặp lại

Tuy nhiên để có thể hạn chế được tình trạng SIM có thông tin không chính xác, hạn chế các tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo  thì cần hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách trong quản lý thuê bao di động trả trước để đặc biệt là các biện pháp về pháp lý và kỹ thuật. Các biện pháp này cần phải thực hiện đồng bộ trên toàn quốc. Do vậy trong thời gian qua Sở TTTT đã có nhiều kiến nghị Bộ TTTT. Cụ thể:

Đối với thuê bao di động trả trước: 

Bộ TTTT cần đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý dịch vụ thuê bao di động trả trước.Triển khai các giải pháp tăng cường pháp lý đối với thuê bao trả trước tương tự như thuê bao trả sau (ví dụ quản lý bằng hợp đồng,...). 

Đối với tin nhắn quảng cáo: 

- Bộ TTTT sớm hướng dẫn quy trình tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, kết quả xử lý đối với các tin nhắn quảng cáo vi phạm quy định theo thông tin cung cấp của người dân, tổ chức. Đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể của các doanh nghiệp, đơn vị liên quan trong quá trình xử lý.

- Bộ TTTT sớm hướng dẫn cụ thể quy định tại Điểm 6, Khoản 16, Điều 1, Nghị định 77 về giới hạn tần suất nhắn tin từ mỗi nguồn gửi để nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn (doanh nghiệp viễn thông di động) thực hiện.

- Bộ TTTT hướng dẫn doanh nghiệp viễn thông di động về tần suất nhắn tin cảnh báo tin nhắn rác cho người sử dụng theo nội dung tại Mục 7 Chỉ thị số 04/CT-BTTTT ngày 30/12/2011của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. 

Đối với trách nhiệm của các doanh nghiệp di động tôi đã có trao đổi tại câu hỏi trước đây.

Đối với trách nhiệm của các doanh nghiệp nội dung hoặc các cá nhân, tổ chức gửi tin nhắn quảng cáo đã không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 90, Nghị định 77 quy định về tin nhắn rác.

Điện thoại thông minh và nỗi lo bị lừa đảo ảnh 32

user
Đinh Hoàng Lê (Bình Dương, nhân viên văn phòng)
Có người nghe lén điện thoại của tôi rồi đi rêu rao những thông tin cá nhân của tôi, khiến tôi nhà tan cửa nát thì tôi phải làm sao để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình được?        

Tôi bị bạn trai cũ cài thiết bị nghe lén vào điện thoại mà không biết. Người này đã biết được rất nhiều bí mật của tôi, đặc biệt là biết được việc tôi sẽ làm kết hôn giả để ra nước ngoài sinh sống nên đã đi tố cáo tôi lên sở tư pháp. Do đó tôi đã không thực hiện được việc này. Và còn nhiều thiệt hại khác mà người bạn trai này vì vẫn còn tức tối việc bị tôi bỏ rơi nên theo phá tôi hoài.
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Bạn hỏi một câu nhưng hai ý, nên cúng tôi trả lời từng câu hỏi như sau:

Nghe lén điện thoại là hình vi vi phạm pháp luật, xâm hại trực tiêp đến quyền riêng tư của bạn, nghiêm trọng hơn nó khiến bạn nhà tan của nát, danh dư uy tín không còn. Vậy bạn  nên có đơn trình báo đến cơ quan chức năng để yêu cầu xử lý hành vi vi phạm pháp luật và đòi người có hành vi vi phạm bồi thường thiết hại. Nếu có điều kiện bạn nên nhờ luật sư trơ giúp.

Bạn nên có đơn đề nghị cơ quan công an xử lý hành vi nghe lén điện thoại của người bạn trai cũ. Trong thư bạn cho rằng do việc bạn trai cũ tố cáo hành vi kết hôn giả của bạn lên Sở tư pháp nên bạn không thể ra nươc ngoài sinh sống và đó là sư thiệt hại. Sự thiệt hại này không được luật pháp bảo hộ vì hành vi kết hôn giả của bạn vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình do đ1o bạn không thể yêu cầu anh ta bồi thường thiệt hại.

Trân trọng

 

user
Kieu, 22T
Xin hỏi, tôi đã biết được rõ việc bị nghe len tôi có thể tố cáo anh này với công an không và anh ta sẽ bị xử phạt như thế nào?
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Bạn bị bị nghe lén nghĩa là có sự xâm hại về quyền riêng tư được pháp luật bảo hộ, bạn lại có chứng cư xác định người nghe lén là một người cụ thể cho dù đó là chồng bạn thì bạn có quyền gởi đơn tố cáo đến cơ quan công an.

Hành vi nghe lén vi phạm khoản 2 điều 21 Hiến Pháp, khoản 3 điều 38 Bộ Luật dân sự và khao3n 2 khao3n 5 điều 71 Luật công nghệ thông tin 2006. Các hành vi trên bị xử phạt hành chính hay tùy theo mức độ có thể bị xử lý hình sư.

Điểm a khoản 3 điều 54 Nghị định 171/2013/NĐCP : Phạt 30.000.000 đ đến 40.000.000 đ. Ngoài ra điều 159 Bộ Luật hình sư cũng quy định việc phạt tiền đến mức 200.000.000 đ và phạt tù đến 5 năm người nào có hành vi truy cập vào mạng máy tính, internet, điện thoại.  Điều 125 Bộ luật hình sự cũng quy định xử phạt tù về hành vi nghe lén đến mức 2 năm. Ngoài ra ngu7oi2 bị nghe lén theo quy định của khao3n 1 Bộ Luật dân sự còn được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe, danh dự tài sản... bị xâm hại.

Trân trọng,

user
Ngọc Hà (quận 2, TP.HCM)
Việc nghe lén, quảng cáo lừa đảo… đều xuất phát từ các tin nhắn do các nhà mạng quản lý sim, số. Xin hỏi các nhà mạng là vô can trong việc này hay sao? Có quy định nào xử phạt các nhà mạng không?
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.

Tr­ước tiên tôi xin thông tin rõ hơn về nguyên lý hoạt động của phần mềm nghe lén. Các phần mềm nghe lén được thực hiện thông qua việc tải, cài đặt các phần mềm vào điện thoại của người sử dụng thông qua các kết nối Internet (3G, Wifi,..) chứ không qua hình thức nhắn tin (sms truyền thống). Do vậy, doanh nghiệp thông tin di động, doanh nghiệp ISP rất khó xử lý. 

Hiện nay, một số tổ chức, cá nhân sử dụng SIM khuyến mãi nhắn tin quảng cáo các chương trình khuyến mãi, sim số đẹp, cung cấp dịch vụ nội dung số như tải nhạc, hình nền, hoặc gửi những đường link có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục, mê tín dị đoan ... để người nhận nhắn tin, gọi tới các đầu số có mức cước phí cao hoặc truy cập vào những trang web này mà không hay biết. Ngoài ra, một số phần mềm, ứng dụng dùng để cài đặt vào điện thoại di động trên mạng Internet đã bị một số kẻ gian gắn thêm mã độc sẽ tự động gửi tin nhắn đến các đầu số có mức phí cao làm mất tiền của người dùng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như trên và các cơ quan quản lý gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý là do các cá nhân, tổ chức lợi dụng việc quản lý đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước còn lỏng lẻo, SIM rác vẫn tồn tại trên thị trường để phát tán tin nhắn quảng cáo.

Việc này là do các doanh nghiệp thông tin di động không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm tra và xử lý thông tin thuê bao di động. Ngoài ra, các doanh nghiệp di động chưa thực hiện triệt để tất cả các giải pháp về mặt kỹ thuật để hạn chế việc phát tán tin nhắn rác từ hệ thống. 

Hiện nay  Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử lý các vi phạm liên quan đến việc quản lý thuê bao di động trả trước không đúng quy định của các doanh nghiệp viễn thông (điều 30) với các mức xử lý vi phạm khác nhau. Ngoài ra Nghị định 174 cũng quy định xử phạt vi phạm hành chính với các vi phạm của doanh nghiệp viễn thông khi không thực hiện đúng các quy định về triển khai các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo theo quy định (điều 61).

Điện thoại thông minh và nỗi lo bị lừa đảo ảnh 39
 Khách mời từ trái qua - Luật sư Hà Hải, Đoàn luật sư TP.HCM, Ông Lê Quí Quang, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG, Ông Bùi Việt Dương, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông - Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM. Ảnh Huyền Vi

user
Hoàng Dung -Thủ Đức, TP.HCM
Cho tôi hỏi trước giờ Sở TTTT đã phạt được bao nhiêu trường hợp kinh doanh tin nhắn lừa đảo người tiêu dùng? Các chiêu thức lừa trên điện thoại hiện nay có những dạng nào và cách phòng tránh cho người tiêu dùng ra sao?
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM.

Hiện nay, một số tổ chức, cá nhân sử dụng SIM khuyến mãi nhắn tin quảng cáo các chương trình khuyến mãi, sim số đẹp, cung cấp dịch vụ nội dung số như tải nhạc, hình nền, hoặc gửi những đường link có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục, mê tín dị đoan ... để người nhận nhắn tin, gọi tới các đầu số có mức cước phí cao hoặc truy cập vào những trang web này mà không hay biết. Ngoài ra, một số phần mềm, ứng dụng dùng để cài đặt vào điện thoại di động trên mạng Internet đã bị một số kẻ gian gắn thêm mã độc sẽ tự động gửi tin nhắn đến các đầu số có mức phí cao làm mất tiền của người dùng.

Do vậy, khi thấy những ứng dụng dành cho điện thoại không rõ nguồn gốc; tin nhắn không có giá cước mà có nội dung đề nghị như sau:

-         Nhắn tin, gọi tới 1900XXXX, 1900XXXXXX, 6XXX, 7XXX, 8XXX, 9XXX, …

-         Truy cập vào đường link, trang web

Ví dụ tin nhắn “Cần mua gấp trong ngày thuê bao 091XXX của bạn với giá 2,5 triệu, vui lòng gọi 19006759 để được hướng dẫn giao dịch và gặp khách hàng cần mua”.

Nên làm gì?

Người dân không nên nhắn tin trả lời hay gọi các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như đã nêu trên vì có thể bị mất tiền trong tài khoản điện thoại di động.

Không tải hay cài đặt các ứng dụng lạ, không rõ nguồn gốc, kiểm tra tài khoản điện thoại để kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường gây mất tiền trong tài khoản.

Phản ánh ở đâu?

Người dân có thể thực hiện các việc sau để được tư vấn, hướng dẫn:

-         Gửi chuyển tiếp (forward) tin nhắn rác đó tới tổng đài số 456 (miễn phí) của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) .

-         Phản ánh tới VNCERT qua email: canhbaothurac@vncert.vn

-         Gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp di động (miễn phí): MobiFone (18001090), Vinaphone (18001091), Viettel (198),  Vietnamobile (123), Gmobile (199).

Trong thời gian qua Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hơp với Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về chống thư rác đối với 5 công ty. Phát hiện 1 website có hoạt động cung cấp các phần mềm gởi Spam mail hàng loạt, tạo điều kiện cho phép để sử dụng phương tiện điện tử của mình để gửi, chuyển thư rác, Phần mềm quảng cáo trên các diễn đàn; Phần mềm gởi tin nhắn quảng cáo; Phần mềm thu thập số điện thoại trên các website; Mua bán, phát tán phần mềm thu thập địa chỉ thư điện tử trên các website, có dấu hiệu vi phạm pháp luật như Bộ luật Hình sự, luật Công nghệ Thông tin và Nghị định 90/2008/NĐ-CP, Nghị định 77 về chống thư rác, Thanh tra Sở đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét theo trách nhiệm hình sự.

Điện thoại thông minh và nỗi lo bị lừa đảo ảnh 42
Ông BÙI VIỆT DƯƠNG, Trưởng phòng Bưu chính - Viễn thông Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM . Ảnh Huyền Vi

user
Nguyễn Mạnh Tường, 35, Tphcm, kinh Doanh
Trong trường hợp điện thoại bị nghe lén, tôi có thể kiện doanh nghiệp bán điện thoại hay công ty sản xuất phần mềm nghe lén? Và theo pháp luật Việt Nam người tiêu dùng sẽ được pháp luật bảo hộ lợi ích như thế nào sau khi kiện doanh nghiệp nghe lén điện thoại?

Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Bạn có thể khởi kiện doanh nghiệp bán điện thoại, công ty sản xuất phần mểm hay bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào bạn cho rằng họ có liên quan đến việc con dế yêu của bạn bị nghe lén. Tuy nhiên chúng tôi lưu ý với bạn rằng muốn khởi kiện bạn phải có chứng cứ thì tòa án mới thụ lý hồ sơ.

Để có thể khởi kiện bất kỳ ai xâm hại đến quyền riêng tư cụ thể là nghe lén điện thoại thi bạn nên bắt đầu bằng việc chuẩn bị chứng cứ : Điện thoại của bạn phải được mua hợp pháp, các phần mềm được cài đặt trên máy cảu bạn cũng phải hợp pháp và khi bạn phát hiện điện thoại của bạn bị nghe lén, nghĩa là có hành vi xâm hại nhưng bạn không biết ai là người nghe lén thí với các chứng từ hợp pháp ( mua và cài đặt hợp pháp) bạn có thể khởi kiện nhà sản xuất, công ty bán hàng hay đơn vị cài đặt phần mềm ra tòa án thẩm quyền để được bồi thường thiệt hại.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là một sự tiến bộ trong việc bảo vệ người tiêu dùng nói chung, người sử dụng các sản phẩm công nghệ cao nói riêng. Tuy nhiên luật chỉ quy định các quyền lợi và nghĩa vụ của nhóm nhà sản xuất , phân phối chứ chưa đề cặp đến các biện pháp chế tài hữu hiệu nhằm ràng buộc mạnh mẽ hơn về trách nhiệm bảo mật của nhà sản suất đối với sản phẩm công nghệ của họ, đã vậy việc khởi kiện theo quy định hiện hành thì yêu cầu người tiêu dùng  chứng minh được lổi trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc cài đặt. Đó là điệp vụ bất khả thi đồi với bạn vì một người tiê dùng bình thường không đủ kiến thức và điều kiện để theo đuổi vụ việc.

Do đó hiện nay bạn chỉ nên làm theo chỉ dẫn ở trên để tự cứu lấy minh trước khi có sự thay đổi từ luật pháp.

Trân trọng.

user
Phan Văn Lợi, Hà Nội
Người dùng các dịch vụ web muốn an toàn thì nên phải làm gì tham gia các hoạt động trên mạng?
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.

1/ Luôn cảnh giác với các giải thưởng lớn từ trên trời rơi xuống, đặc biệt là các giải thưởng yêu cầu bạn phải đóng tiền trước khi nhận giải.

2/ Không truy cập vào các website không phải là website chính thống của sản phẩm.

3/ Không bao giờ cung cấp các thông tin về mật khẩu, seri thẻ cào trên các website không chính thống.

4/ Cập nhật thường xuyên các chương trình quét viruts, trojan.

5/ Luôn xác minh lại thông tin thông qua các tổng đài chăm sóc khách hàng.

 

user
Vương Khả Hân, Đà Nẵng
Có khá nhiều hình thức lừa đảo mua bán qua mạng, làm thế nào để nhận diện được những doanh nghiệp uy tính để mua hàng thưa ông?
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.

Hiện nay hình thức mua bán qua mạng diễn ra rất rầm rộ và phổ biến ở nước ta, tuy nhiên để an toàn và tránh rủi ro bạn nên lưu ý một nguyên tắc sau:

Luôn yêu cầu được kiểm tra hàng trước khi thanh toán, những doanh nghiệp thương mại điện tử uy tín luôn cung cấp hình thức thanh toán này.

user
Lê Văn Hải, Đồng Tháp
Hiện nay có quá nhiều trang web “rỏm” lừa đảo, làm sao để phát hiện những trang web này thưa ông?
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.

1/ Tất cả các sản phẩm của VNG phát hành, thì mỗi sản phẩm chỉ có một trang chủ và một địa chỉ riêng. Tất cả các trang khác có sử dụng tên, hình ảnh sản phẩm VNG mà không có địa chỉ website chính xác của sản phẩm đó đều là website giả.

2/ Thông thường các website lừa đảo dẫn dụ chúng ta đến các giải thưởng rất lớn rồi sau đó yêu cầu điền vào các form nhận giải với nhiều thông tin nhạy cảm như mật khẩu tài khoản, số seri thẻ cào v.v…

3/ Khi bạn được nhận yêu cầu phải nhập những thông tin này bạn nên liên hệ với chúng tôi để xác minh trước thông qua đường dây nóng 1900561558.

Điện thoại thông minh và nỗi lo bị lừa đảo ảnh 51
  Ông Lê Quí Quang,Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG. Ảnh: Huyền Vi

user
Nguyễn Minh Quý, Quảng Nam
Thưa chú con thấy hiện nay trên game online có rất nhiều kiểu lừa đảo, vậy những người chơi như con phải làm như thế nào? Phía công ty chú có những giải pháp bảo vệ cho game thủ không?
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.

Hình thức lừa đảo chủ yếu trong game là thông báo người chơi đã trúng một vật phẩm có giá trị hay một khoản tiền rất lớn, sau đó dẫn dụ người chơi vào một website khác có thiết kế khá giống với trang chủ thật của trò chơi rồi từ đó yêu cầu nhập mật khẩu tài khoản, email… hoặc mã thẻ cào v.v… để chiếm đoạt tài khoản hoặc số tiền trong tài khoản, vì vậy khi tham gia vào các sản phẩm của VNG bạn nên lưu ý:
1/ Tất cả các chương trình khuyến mãi đều được thông báo công khai trên trang chủ của các sản phẩm, nếu bạn nhận được thông tin về một giải thưởng nào đó mà trên trang chủ thật của sản phẩm không có thì chương trình đó 100% là lừa đảo.

2/  Tất cả các chương trình khuyến mãi chính thống đều không bao giờ yêu cầu người chơi phải nộp tiền trước khi nhận giải thưởng và cũng không yêu cầu khách hàng điền mật khẩu tài khoản vào form nhận giải.

3/ Nhân viên VNG không bao giờ hỏi thông tin về mật khẩu tài khoản của bạn.

4/ Nếu bạn ngại phải nhớ những điều trên thì cách đơn giản nhất là liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng 1900561558 chúng tôi sẽ xác minh giúp bạn.

user
Khó kiện người nghe lén ra Pháp Luật, HCM
Theo tôi được biết để kiện một ai đó ra tòa, chúng ta bắt buộc phải có bằng chứng và chứng cứ. Vậy có phải rất khó để người dân khởi kiện các cá nhân đang khai thác công cụ nghe lén?
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM
Luật sư HÀ HẢI, Đoàn luật sư TP.HCM

Việc khởi kiện sẽ gặp những khó khăn như sau:

- Đầu tiên là chứng cứ, vì cá nhân nghe lén không để lộ thông tin, chứng cứ. Vậy nên những vụ  việc bị nghe lén khó lòng khởi kiện dân sự.

-Trong trường hợp này luật tố tụng nên sửa đổi theo hướng người bị hại không cần phải cung cấp đầy đủ chứng cứ mà việc tìm kiếm và sử dụng chứng cứ cũng như xác định chứng cứ còn thuộc về trách nhiệm của tòa án và các cơ quan chức nă 

-Trong tình hình luật chưa sửa đổi mà hiện tượng nghe lén, xâm hại đến quyền tự do cá nhân, quyền về tài sản càng ngày càng nghiêm trọng. Nạn nhân thay vì tìm chứng cứ để nộp hồ sơ khởi kiện dân sự rất khó khăn thậm chí là không thể thì người bị hại nên có đơn trình báo các cơ quan điều tra, đề nghị điều tra để khởi tố vụ án. 

- Cơ quan điều tra với đầy đủ nhân lực, quyền hạn và nghiệp vụ thi họ sẽ tìm ra chứng cư, bắt giữ và khởi tố đối tượng, và như vậy ngoài việc yêu cầu xử lý hình sư đối tượng thực hiện hành vi nghe lén người bị hại còn yêu cầu bồi thường thiệt hại về dân sự.

Điện thoại thông minh và nỗi lo bị lừa đảo ảnh 56

 Luật sư Hà Hải, Đoàn luật sư TP.HCM. Ảnh: Huyền Vi

user
Trấn Thành, Quận 4
Xin ông kể giúp một số kiểu lừa đảo trên mạng mà người dùng biết để lưu ý để phòng?
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.

 

Hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay là đối tượng lừa đảo thông qua các mạng xã hội, hoặc gửi tin nhắn hàng loạt với nội dung là người dùng đã trúng thưởng một món đồ rất có giá trị, thông thường là xe máy rồi sau đó yêu cầu đóng thuế trước khi nhận giải thưởng.

Đối với những sản phẩm trực tuyến như trang trò chơi, thì đối tượng lừa đảo xây dựng một website có giao diện khá giống với website trang thật của nhà phát hành và yêu cầu người dùng nhập thông tin tài khoản, mật khẩu hoặc thông tin thẻ cào vào để nhận thưởng và sau đó chiếm đoạt tài khoản trò chơi của khách hàng hoặc số tiền trong thẻ cào.


 

user
Nguyễn Văn Thanh, Gò Vấp, TPHCM
 Bên cạnh việc lừa đảo trên điện thoại, hiện nay các hình thức lừa đảo trên web đang hoành hành vậy doanh nghiệp có những thống kê cụ thể nào chưa?
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.
Ông LÊ QUÍ QUANG, Giám đốc Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần VNG.
Hiện nay, điện thoại hay website hoặc mạng xã hội đang là những phương tiện để đối tượng lừa đảo có thể tiếp cận được với người sử dụng, còn kịch bản lừa đảo thì khá giống nhau. Từ đầu năm 2014 đến nay thông qua tổng đài dịch vụ khách hàng, chúng tôi tiếp nhận 3647 trường hợp thông báo là đã nhận được thông tin lừa đảo, trong đó thiệt hại về tiền mặt là vào khoản hơn 400 triệu đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm