Điều kiện để TP.HCM làm 220 km đường sắt đô thị trong 12 năm tới

(PLO)- MAUR cho rằng TP cần phải thu hồi đất ngay từ khi có quy hoạch dự án, trình duyệt toàn bộ dự án một lần và đa dạng hóa nguồn lực tài chính... để hoàn thành 220 km đường sắt trong 12 năm tới.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) đã trình Dự thảo xây dựng đề cương đề án phát triển hệ thống metro để thực hiện kết luận 49 của Bộ Chính trị.

MAUR đã trình UBND TP lộ trình để hiện thực hóa 220 km đường sắt đô thị. Ảnh: ĐT

MAUR đã trình UBND TP lộ trình để hiện thực hóa 220 km đường sắt đô thị. Ảnh: ĐT

Thu hồi đất ngay từ khi có dự án

MAUR cho biết theo Nghị quyết 98 của Quốc hội, các tuyến đường sắt đô thị được phép thu hồi đất trong phạm vi xây dựng tuyến đường sắt đô thị. Đồng thời, thu hồi đất vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Nguồn lực tài chính ra sao?

Cho phép huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước để thu hồi GPMB. Được huy động nguồn tài chính từ việc tổ chức đấu giá quỹ đất theo mô hình TOD.

Huy động vốn trong nước như phát hành trái phiếu, công trái, cổ phần, hợp tác công tư hoặc vay vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, lâu nay các dự án đường sắt đô thị do nhà nước đầu tư nhưng không thu được giá trị gia tăng do phát triển đường sắt đô thị mang lại. Vì vậy, TP rất cần thiết phải thu hồi đất trong phạm vi 500-1.000 m xung quanh các nhà ga để tạo nguồn lực tài chính giá trị gia tăng từ quỹ đất để đầu tư xây dựng đường sắt đô thị.

MAUR cũng cho rằng thời điểm thực hiện các dự án đường sắt đô thị thường kéo dài, công tác GPMB, thu hồi đất tốn nhiều thời gian, khu đất liền kề các dự án ngày càng tăng.

Do đó, để tránh đầu cơ đất và nhằm tạo quỹ đất sạch tổ chức đấu giá, đấu thầu... cần thiết phải nghiên cứu thu hồi đất đối với các tuyến đường sắt đô thị ngay từ khi dự án được phê duyệt quy hoạch.

Cần duyệt các dự án 1 lần

MAUR cho rằng theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị, từ nay tới 2035, TP sẽ phải hoàn thành khoảng 220 km đường sắt đô thị với 7 tuyến metro, 3 tuyến trong vòng 12 năm. Theo đó, yêu cầu toàn bộ công tác chuẩn bị phải được hoàn thành trong vòng 4-5 năm (chậm nhất phải hoàn thiện năm 2028).

TP.HCM cần trình toàn bộ các dự án đường sắt đô thị một lần để tiết kiệm thời gian. Ảnh: MAUR

TP.HCM cần trình toàn bộ các dự án đường sắt đô thị một lần để tiết kiệm thời gian. Ảnh: MAUR

Do vậy, MAUR đã đưa ra 2 phương án triển khai:

Phương án 1: Đề xuất không thực hiện các thủ tục đầu tư cho 1 dự án 1 tuyến riêng biệt như cách làm hiện nay mà thực hiện thủ tục đầu tư cho toàn bộ các tuyến đường sắt đô thị, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư cho toàn dự án. Từ đó, giao TP thực hiện phê duyệt dự án đầu tư (như tuyến cao tốc Bắc - Nam).

Với phương án 1, TP sẽ mất thời gian khoảng 1,5-2 năm. Các bước phê duyệt dự án do TP chủ động cũng khoảng 1 năm. Tổng thời gian thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư khoảng 3 năm. Như vậy đảm bảo hoàn thiện trước năm 2028 để chuyển sang giai đoạn thực hiện dự án.

Phương án 2: Thực hiện trình tự như phương án 1 nhưng đề xuất giao TP.HCM phê duyệt chủ trương đầu tư.

Chuyển đổi mô hình MAUR, HURC thành doanh nghiệp

Hiện nay, MAUR và HURC (Công ty vận hành metro số 1) cũng được MAUR đánh giá, tổ chức hoàn thiện quản lý nhân lực sao cho hiệu quả, đặc biệt là sau khi hình thành hệ thống đường sắt đô thị trong tương lai.

MAUR cũng đưa ra 2 phương án trình UBND TP. Trong đó, phương án 1: MAUR là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP và bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ, cơ chế đặc thù.

Phương án 2: Chuyển đổi mô hình MAUR, HURC thành mô hình doanh nghiệp đường sắt đô thị với đầy đủ chức năng huy động vốn, thực hiện đầu tư, quản lý và thực hiện dự án, vận hành bảo dưỡng, phát triển bất động sản và các dịch vụ khác. MAUR đề xuất lựa chọn phương án 2.

Lộ trình cụ thể như sau:

Trình Quốc hội thông qua Đề án vào tháng 5-2024.

Hoàn tất công tác quy hoạch chi tiết dự án và quy hoạch TOD vào năm 2025.

Hoàn tất công tác thu xếp nguồn vốn thực hiện vào năm 2025-2026.

Hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án vào năm 2026-2027.

Hoàn thành công tác GPMB, bàn giao đất sạch vào năm 2027-2027.

Tổ chức thi công năm 2028-2029

Hoàn thành xây dựng hệ thống đường sắt đô thị vào năm 2035.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm