Doanh nghiệp hưởng lợi ra sao nếu Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

(PLO)- Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không bị vướng vào các vụ việc điều tra chống bán phá giá.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại cuộc hội thảo mới đây, ông Trần Phước Anh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM cho biết, vào tháng 10 vừa qua, Việt Nam và Mỹ đã chính thức nâng cấp mối quan hệ ngoại giao lên đối tác chiến lược toàn diện.

Trong tuyên bố chung của hai nước, Mỹ đã khẳng định sẽ sớm xem xét và công nhận quy chế Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Nếu Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không bị vướng vào những vụ việc điều tra chống bán phá giá. Video: PHƯƠNG MINH

"Lợi ích từ công nhận này với doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn vì lúc đó sản phẩm của doanh nghiệp Việt trong làm ăn kinh tế với các quốc gia khác sẽ được đối xử bình đẳng hơn.

Nếu có các vụ việc xử lý liên quan đến bảo hộ, phòng vệ thương mại, doanh nghiệp Việt Nam sẽ ở vị thế tốt hơn.

Ngược lại, khi Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ có rất nhiều bất lợi cho doanh nghiệp Việt như tính toán mức thuế cao hơn cho các sản phẩm xuất khẩu" - ông Trần Phước Anh cho biết.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, việc Mỹ đồng ý đưa vào quy chế xem xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam là sự thay đổi rất tích cực.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế tháng đến 9-2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 70 tỉ USD.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm