Đột biến đáng sợ hơn biến đổi gen?

Đột biến đáng sợ hơn biến đổi gen? ảnh 1
Cây trồng đột phá gen có khả năng nhiều rủi ro cho sức khoẻ hơn cây trồng biến đổi gen. Ảnh: TLCK

Chống lại các loại cây trồng biến đổi gen vốn đã lan tràn khắp châu Âu và thế giới, các công ty hoá chất hàng đầu gồm BASF và DuPont đã quay sang đột biến gen – một kỹ thuật nhái bức xạ mặt trời của cây cối – để tạo ra các loại cây trồng kháng cỏ. Hầu như chưa vướng vào quy định nào, kỹ thuật này tạo ra cơ hội cho các công ty mở rộng thị phần của thị trường hạt giống thương mại toàn cầu trị giá 34 tỉ USD. Nhưng các nhà khoa học cho rằng cây trồng đột biến gen có khả năng gây hại hơn cả loại biến đổi gen.

Đột biến gen không mới: người nuôi đã dựa trên kỹ thuật này trong nhiều thập kỷ để sản xuất hàng ngàn giống rau diếp, yến mạch, và cây trồng khác. Thu nhập tại bộ phận nông nghiệp của BASF tăng 27% năm 2012 so với năm trước, một phần là nhờ nhu cầu hạt giống đột biến gen cao tại Đông Âu, theo báo cáo thường niên mới nhất của công ty. Jonathan Bryant, phó chủ tịch của nhóm chiến lược tiếp thị toàn cầu cho thuốc diệt cỏ tại BASF, cho biết. “Là một kỹ thuật nhân giống thông thường, kỹ thuật đột biến gen phù hợp hoàn toàn với một loạt các công ty hạt giống”.

Tất cả kỹ thuật cây trồng có thể tạo ra các loại cây với lượng độc tố tự nhiên tăng lên hoặc với các protein gây ra các phản ứng dị ứng. Các báo cáo từ viện Hàn lâm khoa học quốc gia, đại diện cho sự đồng thuận của các chuyên gia trong lĩnh vực, theo Business Week, cho rằng rủi ro gây ra bệnh tật do đột biến gen nhiều hơn bất kỳ kỹ thuật nào, kể cả biến đổi gen. Đột biến gen tiêu huỷ và sắp xếp lại hàng trăm hoặc hàng ngàn gen một cách ngẫu nhiên, đột biến sinh sản ít chính xác hơn biến đổi gen. Viện Hàn lâm đã cảnh báo rằng hạn chế cây trồng biến đổi gen trong khi thông qua các sản phẩm đột biến gen không được chứng minh một cách khoa học.

Những rủi ro liên quan đến đột biến gen, theo viện Hàn lâm, là một tỷ lệ thấp mắc các bệnh truyền qua thực phẩm như salmonella. BASF cho rằng cây trồng đột biến an toàn cho người dùng và môi trường. “Đây là một kỹ thuật được sử dụng trong nhiều thập kỷ không có vấn đề, không có quan ngại”, Bryant nói.

“Các quy định hiện hành là một sự khuyến khích to lớn để quay về và thực hành theo lối cũ”, kể cả đột biến gen, Wayne Parrott, giáo sư khoa học cây trồng đại học Georgia ở Athens, nói. Monsanto cũng từng sử dụng giống đột biến, Robb Fraley, giám đốc công nghệ của công ty nói.

Theo Thảo Nguyên (SGTT)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm