Đặc sắc Lễ hội Làm Chay

"Dù ai mua bán trăm bề, Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu"

(PLO)- Sau 3 năm gián đoạn vì dịch COVID-19, Lễ hội Làm Chay năm nay được tổ chức hoành tráng, đặc sắc… với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn thu hút hàng ngàn người đến tham dự.

Trong 3 ngày, từ ngày 4 đến 6-2 (nhằm ngày 14 - 16 tháng Giêng) tại Đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đã diễn ra Lễ hội Làm Chay.

Đây là hoạt động lễ hội truyền thống được đông đảo người dân trong tỉnh Long An và du khách thập phương hưởng ứng tham gia.

Đây là hoạt động lễ hội truyền thống được đông đảo người dân trong tỉnh Long An và du khách thập phương hưởng ứng tham gia.

“Dù ai mua bán trăm bề

Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu”.

Lễ hội Làm Chay đã đi sâu vào tâm tưởng của người dân địa phương và trở thành phong tục được duy trì từ đời này sang đời khác. Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Châu Thành, là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp.

Ngay sau đón tết Nguyên đán, người dân địa phương ở thị trấn Tầm Vu và các xã lân cận ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An tất bật cho Lễ hội Làm Chay như cái tết thứ hai.

Ngay sau đón tết Nguyên đán, người dân địa phương ở thị trấn Tầm Vu và các xã lân cận ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An tất bật cho Lễ hội Làm Chay như cái tết thứ hai.

Bà Nguyễn Thị Bích Liên ( thị trấn Tầm Vu, Châu Thành) cho biết : “Sau 3 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không tổ chức được, năm nay được tổ chức lại chúng tôi vui mừng lắm. Người dân được tham gia vào lễ hội với nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc vui tươi, rồi cùng nhau cầu nguyện cho năm mới làm các hoạt động văn nơi đây mong muốn năm mới được làm ăn phát tài, phát lộc”.

Bà Nguyễn Thị Bích Liên ( thị trấn Tầm Vu, Châu Thành) cho biết : “Sau 3 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không tổ chức được, năm nay được tổ chức lại chúng tôi vui mừng lắm. Người dân được tham gia vào lễ hội với nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc vui tươi, rồi cùng nhau cầu nguyện cho năm mới làm các hoạt động văn nơi đây mong muốn năm mới được làm ăn phát tài, phát lộc”.

Lễ hội Làm Chay là lễ hội truyền thống được người dân huyện Châu Thành.
Lễ hội Làm Chay là lễ hội truyền thống được người dân huyện Châu Thành.

Lễ hội Làm Chay là lễ hội truyền thống của người dân địa phương nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Lễ hội được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.

Lễ hội thể hiện sự hòa hợp dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống và bản sắc địa phương, tinh thần "uống nước nhớ nguồn" đối với các bậc tiền nhân có công mở cõi, khai cơ lập nghiệp, các Anh hùng, nghĩa sĩ, Liệt sĩ đã hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Tiêu biểu là Anh hùng Đỗ Tường Phong và Đỗ Tường Tự.

Trong 2 ngày diễn ra Lễ hội, ngoài các nghi lễ cúng tế truyền thống, phần hội đã diễn ra các trò chơi dân gian, múa lân, hát bội, bắt vịt... Hầu hết hoạt động của Lễ hội Làm Chay đều được người dân hưởng ứng nhiệt tình, tạo không khí sôi nổi.

Phần quan trọng nhất của lễ hội là nghi thức thỉnh Ông Tiêu (Tiêu diện Đại sĩ), vị bồ tát chuyên hàng yêu phục quỷ, cứu độ chúng sinh từ chùa vào sân Đình Tân Xuân.

Phần quan trọng nhất của lễ hội là nghi thức thỉnh Ông Tiêu (Tiêu diện Đại sĩ), vị bồ tát chuyên hàng yêu phục quỷ, cứu độ chúng sinh từ chùa vào sân Đình Tân Xuân.

Tặng chữ thư pháp tại lễ hội được đông đảo người dân đến nhận.
Tặng chữ thư pháp tại lễ hội được đông đảo người dân đến nhận.
Chương trình Lân Sư Rồng trong Lễ hội Làm Chay đã thu hút hàng ngàn người để xem biểu diễn.

Chương trình Lân Sư Rồng trong Lễ hội Làm Chay đã thu hút hàng ngàn người để xem biểu diễn.

Nổi bật trong Lễ hội Làm Chay năm nay là hình ảnh về hoạt động rước Cô hồn "Chiêu u" tại thị trấn Tầm Vu và các xã lân cận, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Đoàn Chiêu u đến cúng chiêu u tại vòng xoay trung tâm thị trấn Tầm Vu
Đoàn Chiêu u đến cúng chiêu u tại vòng xoay trung tâm thị trấn Tầm Vu
Đông đảo người dân tham gia đoàn Chiêu u

Đông đảo người dân tham gia đoàn Chiêu u

Vật phẩm cúng tại địa điểm Chiêu u và hoàn toàn do người dân đóng góp cúng tế

Vật phẩm cúng tại địa điểm Chiêu u và hoàn toàn do người dân đóng góp cúng tế

Các bạn trẻ hóa trang tại các điểm Chiêu u

Các bạn trẻ hóa trang tại các điểm Chiêu u

Các bạn trẻ hóa trang, thổi kèn tham gia cùng đoàn Chiêu u

Các bạn trẻ hóa trang, thổi kèn tham gia cùng đoàn Chiêu u

Rất đông người dân ra đường theo đoàn Chiêu u với cờ hoa, kèn tham gia lễ hội

Rất đông người dân ra đường theo đoàn Chiêu u với cờ hoa, kèn tham gia lễ hội

Phần hội sẽ có các trò chơi dân gian như kéo co, đập nồi, nhảy bao bố, bắt vịt. Hội thi bắt vịt là một trong những tiết mục thu hút đông đảo người xem với hàng trăm người tham gia.
Phần hội sẽ có các trò chơi dân gian như kéo co, đập nồi, nhảy bao bố, bắt vịt. Hội thi bắt vịt là một trong những tiết mục thu hút đông đảo người xem với hàng trăm người tham gia.
Trong ngày lễ hội, dọc các con đường, nhiều thanh niên dùng vòi xịt, thau, xô tát nước những người đi đường.
Trong ngày lễ hội, dọc các con đường, nhiều thanh niên dùng vòi xịt, thau, xô tát nước những người đi đường.
Nghi thức Ghe đăng phóng đăng, hướng tới sự giác ngộ, giải thoát chúng sinh. Ghe đăng được trang trí hình chim phượng rất công phu, phía trước có "Kim Đồng", "Ngọc Nữ" sẽ chạy một đoạn ngắn trên sông, sau đó thả hoa đăng.
Nghi thức Ghe đăng phóng đăng, hướng tới sự giác ngộ, giải thoát chúng sinh. Ghe đăng được trang trí hình chim phượng rất công phu, phía trước có "Kim Đồng", "Ngọc Nữ" sẽ chạy một đoạn ngắn trên sông, sau đó thả hoa đăng.
Phần phát lộc không thể thiếu trong Lễ hội Làm Chay, người dân tranh thủ nhận lộc hy vọng nhận được một vật hay món quà cho năm mới may mắn, thuận lợi, trước nghi thức đốt Ông Tiêu. Năm nay, khu vực sân lễ được rào chắn bằng khung sắt có cảnh sát bảo vệ nên không còn tái diễn cảnh phá rào tranh lộc như những năm trước.

Phần phát lộc không thể thiếu trong Lễ hội Làm Chay, người dân tranh thủ nhận lộc hy vọng nhận được một vật hay món quà cho năm mới may mắn, thuận lợi, trước nghi thức đốt Ông Tiêu. Năm nay, khu vực sân lễ được rào chắn bằng khung sắt có cảnh sát bảo vệ nên không còn tái diễn cảnh phá rào tranh lộc như những năm trước.

Nghi thức đốt Ông Tiêu được cử hành vào lúc 0h tối 6-2 (16 tháng Giêng) là chương trình quan trọng, mong những điều may mắn, thuận lợi trong năm mới và cũng là phần kết thúc Lễ hội Làm Chay 2023. Theo quan niệm của dân gian Lưỡi Ông Tiêu ai giật được sẽ may mắn, bình an cả năm.
Nghi thức đốt Ông Tiêu được cử hành vào lúc 0h tối 6-2 (16 tháng Giêng) là chương trình quan trọng, mong những điều may mắn, thuận lợi trong năm mới và cũng là phần kết thúc Lễ hội Làm Chay 2023. Theo quan niệm của dân gian Lưỡi Ông Tiêu ai giật được sẽ may mắn, bình an cả năm.

Đọc thêm