Đừng để mâu thuẫn trên mạng thành án tù ngoài đời

(PLO)- Phiên tòa giả định phòng chống bạo lực học đường giúp các em học sinh nâng cao kĩ năng sống, hiểu biết về pháp luật. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 14-11, Chi hội luật sư Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cùng với Hội liên hiệp phụ nữ TP Thủ Đức, Chi đoàn văn phòng - Phòng Giám đốc kiểm tra TAND TP.HCM đã tổ chức phiên tòa giả định phòng, chống bạo lực học đường.

Phiên tòa được tổ chức tại Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Thủ Đức) với sự tham dự của hơn 2.200 em học sinh.

phien toa gia dinh.jpg
Phiên toà giả định phòng chống bạo lực học đường. Ảnh: SONG MAI

Theo cáo trạng của phiên tòa giả định, do có mâu thuẫn trên mạng xã hội Trần Phi Công (SN 2008) và Huỳnh Minh (SN 2006) hẹn nhau ra cổng trường giải quyết. Tuy nhiên do có bảo vệ trường, thầy cô và các bạn học sinh khác quá đông nên cả hai thống nhất ra khu vực bãi đất trống để nói chuyện. Minh rủ thêm Sơn (SN 2007) đi cùng, khi đi Sơn mang theo cây sắt để phòng thân.

Khi đến điểm hẹn, thấy Minh và Công đang nói chuyện, Sơn liền đi vào bãi đất trống giấu cây sắt. Lúc này, Minh thách thức đánh nhau nên Sơn liền lấy cây sắt đánh hai cái vào đầu Công. Theo kết luận giám định pháp y, Công bị thương tích là 10%.

Sau khi nghị án HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Sơn hai năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là bốn năm tính từ ngày tuyên án về tội cố ý gây thương tích.

Sau khi phiên tòa giả định kết thúc, Chi hội luật sư Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cũng đã đặt các câu hỏi liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường… để các em học sinh trả lời và trao quà động viên.

Theo cô Trịnh Thị Bích Hằng, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản, phiên tòa giả định về phòng chống bạo lực học đường mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Giúp học nâng cao kĩ năng sống, hiểu biết về pháp luật và cũng là bài học cho phụ huynh, giáo viên để quan tâm các học sinh sâu sát hơn.

Ngoài việc cho các em học sinh tham dự phiên tòa giả định, nhà trường còn mời luật sư đến tuyên truyền cho các em về pháp luật, kĩ năng sống.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm