Già trẻ “đội nắng” lên chùa trong ngày lễ Vu lan

Đã thành thông lệ, hằng năm cứ tới rằm tháng 7, nhiều người đến chùa ngày Vu lan cầu mong các đấng sinh thành bình an, gia đình hạnh phúc.


Rất đông người đến chùa Vĩnh Nghiêm trước ngày Lễ Vu lan. Ảnh: HOÀNG GIANG

Trưa 16-8, trời nắng như đổ lửa nhưng mọi người đến viếng chùa Vĩnh Nghiêm mỗi lúc một đông. Chị Lê Thị Hoàng Linh (quận Tân Bình) cùng mẹ và bốn đứa em nhỏ đến chùa thắp nhang để cầu mong người thân được khỏe mạnh, bình an.

Tranh thủ giờ trưa rảnh rỗi, chị Huỳnh Thị Kim Chi (35 tuổi) dắt bà cụ hàng xóm Trần Thị Dự (79 tuổi) cùng ngụ quận Bình Thạnh đến chùa Vĩnh Nghiêm để thắp nhang cúng ông bà, tổ tiên. "Cụ Dự già cả lại không có ai đi chùa cùng, nên chị dắt bà đi, cũng là chuyện nên làm cả, đi chùa cầu mong sao người thân ai cũng được hạnh phúc, an lành” - chị Chi tâm sự.


Chị Huỳnh Thị Kim Chi (35 tuổi) dắt cụ Trần Thị Dự (79 tuổi) cùng ngụ quận Bình Thạnh đến chùa Vĩnh Nghiêm cúng ông bà, tổ tiên. Ảnh: HOÀNG GIANG


Hai người phụ nữ đứng dưới nắng rất lâu để cầu nguyện. Ảnh: HOÀNG GIANG


Một gia đình cùng đi cúng chùa Vĩnh Nghiêm trưa 16-8. Ảnh: HOÀNG GIANG


Cô gái thắp nhang cầu nguyện. Ảnh: HOÀNG GIANG


Tranh thủ giờ nghỉ trưa, nhiều người đến chùa Vĩnh Nghiêm cầu nguyện. Ảnh: HOÀNG GIANG


Hai cụ bà bỏ tiền vào thùng từ thiện khi đến chùa Vĩnh Nghiêm thắp hương trong lễ Vu lan. Ảnh: HOÀNG GIANG


Các em nhỏ được chị Lê Thị Hoàng Linh (quận Tân Bình) đưa đến chùa để thắp hương. Ảnh: HOÀNG GIANG


Cô gái đội nắng cầu nguyện trước tượng Quan Âm ở chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: HOÀNG GIANG


Những bông hoa được cài lên áo người đến lễ chùa. Ảnh: HOÀNG GIANG


Một bà cụ đến chùa Vĩnh Nghiêm thắp hương ông bà, tổ tiên. Ảnh: HOÀNG GIANG


Người dân mua vé số giúp đỡ những người tàn tật khi đến chùa. Ảnh: HOÀNG GIANG


Cô gái cầu nguyện dưới cái nắng trưa ở chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: HOÀNG GIANG


Hai mẹ con đi cúng chùa trong ngày lễ Vu lan. Ảnh: HOÀNG GIANG


Một em nhỏ đứng suy tư khi đến chùa Vĩnh Nghiêm trong lễ Vu lan. Ảnh: HOÀNG GIANG


Người dân thả chim phóng sinh. Ảnh: HOÀNG GIANG


Cô gái thắp nhang tại chùa Vĩnh Nghiêm giữa trưa nắng. Ảnh: HOÀNG GIANG


Người dân chụp ảnh cùng hoa sen khi đến cúng chùa. Ảnh: HOÀNG GIANG

Người dân cúng chúng sinh, đốt vàng mã ngày Vu Lan

Thứ Sáu, ngày 28/08/2015 14:16 PM (GMT+7)

Lễ Vu Lan là dịp con người thể hiện lòng biết ơn tới ông bà, tổ tiên, cha mẹ.

Đã thành thông lệ, hàng năm cứ tới rằm tháng 7, trên khắp các tuyến phố của Thủ đô dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân mua sắm vàng mã về thắp hương đế tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên. 

Bà Nguyễn Tố Nga (phố Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, cả năm tất bật bán vàng mã phục vụ khách hàng. Sát rằm tháng 7, dù có bận rộn đến đâu bà Nga cũng dành thời gian để thắp hương cúng tổ tiên. "Cả năm ngoài ngày giỗ, chỉ có rằm tháng 7 là ngày để tưởng nhớ tới những người đã khuất. Hy vọng, tổ tiên, ông bà sẽ phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn", bà Nga nói. Không chỉ có việc thắp hương tổ tiên, nhiều gia đình cũng bày bỏng ngô, cháo loãng, hoa quả... ra ngoài đường để cúng các cô hồn không nơi nương tựa. 

 

Rằm tháng 7 hàng năm không chỉ là ngày “xá tội vong nhân” mà còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, báo hiếu ông bà, cha mẹ.

 

Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị mâm cao cỗ đầy cúng gia tiên.

 

Nhiều người tin rằng, việc đốt vàng mã như thế này, người thân của họ dưới âm phủ sẽ bớt khổ.

 

Đốt vàng mã như thế này lá việc không còn hiếm gặp.

 

Nhà nhà thắp hương đốt tiền giấy, vàng mã, quần áo,... cho người đã khuất.

 

Vàng mã, quần áo giấy,... chất đầy trên vỉa hè.

 

Đốt vàng mã, quần áo, giày dép,... với cầu mong tổ tiên cũng có cuộc sống sung túc như con cháu trên trần gian.

 

Nhiều gia đình đốt cả đô la Mỹ.

 

Đây là một ngày lễ lớn và quan trọng của người Việt.

 

Không chỉ các gia đình, nhiều hàng quán kinh doanh cũng đốt mã cầu mong cả năm buôn may bán đắt .

 

Khắp nơi nghi ngút mùi khói.

 

Cận cảnh một mâm cúng chúng sinh với vàng mã, quấ áo, bánh, kẹo.

 

Nhiều người quan niệm, việc cúng chúng sinh như thế này, các vong linh sẽ không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của những người còn sống.

 

Sau khi đốt xong, người dân cẩn thận dội nước lên vàng mã để tránh hỏa hoạn và bụi bẩn.

 
Cúng rằm tháng 7 thế nào cho đúng?Đốt vàng mã không phải là quan niệm của Đạo Phật. Mặc dù báo chí đã không ít lần đề cập đến vấn đề mê tín khi đốt vàng mã nhưng...
Đồ cúng người cõi âm của trong ngày rằm tháng 7Thị trường vãng mã năm nay xuất hiện nhiều sản phẩm váy áo, mũ, đồ dùng học tập, giày dép,.. của trẻ nhỏ được thiết kế giống như...
Tại sao thường cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?Người Việt cúng thổ công, gia tiên, ông bà, thường cúng trước ngày rằm tháng 7. Bởi quan niệm rằng, vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất...
Theo Nam Nguyễn (Khám phá)
Tin hay – đừng bỏ lỡ
MỚI - NÓNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới