Lễ vật cúng Thần tài Tết Tân Sửu 2021

Sau đó, ai khá giả thường đi mua sắm vàng để cầu may mắn, tài lộc cho một năm mới phát tài, hưng thịnh. 

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa - ảnh 1

Thượng tọa Thích Minh Hóa (chùa Minh Phước, Hóc Môn, TP.HCM) hướng dẫn: “Bên ngoài nhìn vào thì Thổ địa bên phải (hữu) và Thần tài bên trái (tả). Thần tài, Thổ địa tượng trưng cho ngũ phương, ngũ thổ và tài thần. Hai chư vị này thường xuyên phù hộ cho gia chủ có tài lộc từ đầu năm cho đến cuối năm.

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa - ảnh 2

Bên trong là bài vị có hình chữ Nho ngũ phương ngũ thổ ngũ hành (ảnh).

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa - ảnh 5

Ngoài ra có chỗ thờ thêm một thần cóc ngồi trong tô nước. Thần cóc này tượng trưng cho Cóc kêu còn động lòng trời, nghĩa là thần cóc kêu là trời mưa. Dân gian có câu “Con cóc là cậu ông Trời” là với ý nghĩa đó.

Ngũ phương ngũ thổ tài thần là phải có năm chung nước, đốt năm cây nhang. Một đĩa trái cây (ở chợ Lớn người ta thường chưng quýt hoặc bưởi) và một bình bông (thường là bông vạn thọ). Vẫn là đông bình tây quả (bên phải bình bông, bên trái dĩa trái cây).

Ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng là lễ chính. Mỗi tháng nếu gia đình nào đầy đủ phương tiện và niềm tin có sẵn thì mùng 10 hàng tháng vẫn cúng sẽ tốt hơn.

Có nhà còn cúng thêm mùng 2 và ngày 16 âm lịch hàng tháng. Đây cũng là lễ cúng các chư vị chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, thập loại cô hồn, hữu vị vô danh, hữu danh vô vị. Lễ cúng này nhằm để các chư vị này hộ độ cho gia chủ vạn sự bình an mọi việc được kết quả như ý muốn.

Lễ vật thường là một thố thịt, bánh hỏi hoặc bánh bò, ba bộ tam sên, mỗi dĩa có một quả trứng luộc, thịt luộc, cua luộc (hoặc tôm luộc). Mâm giấy cúng bên ngoài có bán sẵn".

"Mùng 9 vía trời mùng 10 vía đất"

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa - ảnh 4

Trong quan niệm dân gian "Mùng 9 vía trời mùng 10 vía đất". Mùng 9 vía trời tức là cúng ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng đế. Còn mùng 10 vía đất là cúng Thổ địa.

Vì sao có câu nói này, theo ThS. Nguyễn Hiếu Tín viết trên báo Giáo Dục & Thời đại (ngày 4-2-2020) thì:

"Theo Paulus Huỳnh Tịnh Của thì ngày vía có nghĩa là ngày sinh. “Mồng 9 vía trời, mồng 10 vía đất: Ngày mồng 9 mồng 10 tháng giêng thói tục hay cúng trời cúng đất, hiểu là ngày trời đất sinh”.

Trong dãy số tự nhiên, số 9 là số cao nhất của dương, được xem là số lão dương, con số hoàn hảo. Thế nên dùng số 9 để chỉ cho ngôi cao tột bực. Ngôi vua vì vậy gọi là cửu trùng. Và người xưa đã rất tinh tế chọn mùng 9 tháng giêng đầu năm làm lễ vía trời là vậy.

Sâu sắc hơn, người xưa quan niệm đã có trời ắt phải có đất, mùng 9 là dương tượng trưng cho ngày sinh của trời thì mùng 10 là âm sẽ nối tiếp theo là ngày sinh của đất. Đối với người Việt vốn xuất phát từ văn hóa gốc nông nghiệp, trồng trọt là chính nên đất đai được xem là quan trọng nhất.

Trong ngũ hành, hành Thổ (đất) thuộc hành trung tâm, hành cai quản các phương. Có lẽ vì vậy, người làm nông nghiệp xem đất là tài sản duy nhất, ai có đất sẽ đồng nghĩa với việc có tài chính (đến thời hiện đại ngày nay vẫn vậy, ngay cả cuộc sống đô thị, tấc đất là tấc vàng!).

Đây có thể là nguồn gốc phát sinh ngày Thần tài - vốn văn hóa người Hoa (mà người dân hay có tục mua vàng vào ngày này) được tích hợp trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các tộc người. Đó cũng là sự thể hiện một nét đặc trưng trong tư duy của người Việt, một loại tư duy lưỡng phân, lưỡng hợp theo nguyên lý âm dương hài hòa mà người Việt luôn thể hiện trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hằng ngày.

Như vậy, mùng 10 vía đất cũng có thể xem là ngày “sanh thần” của ông Địa (Địa là đất, nên vị trí thờ của ông thường để dưới đất) kết hợp với ông Thần tài (văn hóa ngoại sinh) trong quá trình giao lưu văn hóa trong mỗi gia đình của người Việt thân yêu".

Một số hình ảnh về cách bài trí bàn thờ Thần tài và Thổ Địa cùng lễ vật cúng 

Tùy mỗi gia đình cúng chay thì đĩa bánh, nải chuối hay dưa hấu... Hầu hết ngày này mọi người thường cúng mặn, cúng lớn hay nhỏ đều do thành tâm.

Bàn thờ Thần tài Thổ địa đặt dưới đất tùy theo phong thủy của gia chủ đặt trái hay phải...

Trên bàn thờ gia chủ thường đặt tượng Phật Di Lặc tượng trưng cho sự hoan hỉ

Có gia chủ đặt tượng tỳ hưu trước hai ông Thần Tài, Thổ Địa

Thông thường có ông Thiềm thừ (Thần cóc) bên phải

Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 năm Kỷ Hợi 2019 - ảnh 6

Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 năm Kỷ Hợi 2019 - ảnh 7

Giấy cúng

Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 năm Kỷ Hợi 2019 - ảnh 9

Heo quay

Lễ vật cúng Thần tài Tết Tân Sửu 2021 ảnh 15

Vào ngày mùng 10 người miền Nam thường mua cá lóc về để cúng.

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa - ảnh 7

Tuy nhiên không thể thiếu bộ tam sên (tôm (hoặc cua)-trứng-thịt luộc vào ngày mùng 10.

Gia chủ cúng ngày mùng 10

Sau đó làm lễ Hóa vàng. Ảnh: NGUYỄN TÝ

Lễ vật cúng khai trương Tết Tân Sửu 2021
Lễ vật cúng khai trương Tết Tân Sửu 2021
(PLO)- Vào dịp năm mới âm lịch, nhiều người chọn ngày cúng khai trương. Cúng khai trương đầu năm, gia chủ cầu mong công việc một năm mới hanh thông, vạn sự như ý...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm