Giấy phép lao động khắt khe, rườm rà đang cản trở đầu tư vào Việt Nam

(PLO)- Các doanh nghiệp kiến nghị cần sớm tháo gỡ thủ tục cấp giấy phép lao động để nhà quản lý, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc, chuyển giao kĩ thuật thuận lợi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị đối thoại giữa các doanh nghiệp (DN), các Hiệp hội Thương mại châu Âu,Hoa Kỳ, Anh tại Việt Nam với Bộ LĐ-TB&XH với chủ đề: "Giấy phép lao động và kiến nghị sửa đổi Nghị định 152".

Người đứng đầu EuroCham ghi nhận sự kết nối quan trọng giữa giữa nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam và thành công của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại đây.

Tuy nhiên, ông Fluit cũng chia sẻ những hạn chế hiện nay về thủ tục cấp giấy phép lao động sẽ cản trở đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, hạn chế việc chuyển giao kỹ thuật và kiến thức, làm giảm khả năng cạnh tranh và kìm hãm sáng tạo... Những điều này đều có tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam.

Các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều nội dung cần loại bỏ để thủ tục cấp giấy phép lao động bớt rườm rà. Ảnh: P.ĐIỀN

Các doanh nghiệp đã kiến nghị nhiều nội dung cần loại bỏ để thủ tục cấp giấy phép lao động bớt rườm rà. Ảnh: P.ĐIỀN

Nhiều DN cũng cho rằng các yêu cầu về bằng cấp (bằng đại học) và kinh nghiệm ít nhất năm năm đối với vị trí việc làm để làm thủ tục cấp giấy phép lao động đã gây tranh luận nhiều năm qua nhưng chưa được tháo gỡ, thủ tục thông thoáng hơn.

Theo đó, các DN kiến nghị cần sớm tháo gỡ thủ tục cấp giấy phép lao động để nhà quản lý, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc, chuyển giao kĩ thuật thuận, tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước.

DN cũng kiến nghị cần loại bỏ hạn chế về số lần được gia hạn giấy phép lao động, bởi theo quy định hiện hành, chỉ một lần gia hạn được cho phép, dẫn đến việc người nộp đơn phải làm lại toàn bộ quy trình đăng ký sau một thời gian ngắn.

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng hàng chục triệu lao động trong nước cũng cần cạnh tranh việc làm với lao động ngoại. Clip: PHONG ĐIỀN

Phát biểu tại hội nghị, ông Khuất Văn Trung, Tiểu ban Nhân lực và Đào tạo thuộc EuroCham, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc đơn giản hóa quy trình xin giấy phép lao động. Tuy nhiên, ông Trung cũng nhấn mạnh rằng các thủ tục ngày càng khắt khe và rườm rà hơn đối với người lao động nước ngoài kể từ thời điểm Nghị quyết 105 hết hiệu lực vào ngày 31-12-2022.

Phát biểu tại hội nghị, góc nhà quản lý lao động, việc làm, ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH, thông tin thời gian qua, hầu hết DN tuyển thêm chuyên gia chứ không giảm. Như vậy đặt ra vấn đề tại sao DN không đào tạo, chuyển giao cộng nghệ, vị trí quản lý, điều hành cho các thế hệ kế cận người Việt Nam mà liên tục tuyển bên ngoài. Thậm chí thu hút lực lượng du học sinh về nước làm việc.

Ông Bình cũng đặt vấn đề hàng chục triệu trong nước cũng có nhu cầu việc làm để cạnh tranh với lao động ngoại, như vậy khi lao động trong nước không không đáp ứng DN mới tuyển bên ngoài.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm