Phòng thí nghiệm nơi hai con giun được hồi sinh sau 42.000 năm. Ảnh: The Siberian Times
Các nhà nghiên cứu người Nga đã hợp tác với các nhà địa chất đến từ Trường ĐH Princeton, New Jersey (Mỹ) tiến hành nghiên cứu hơn 300 con giun bị đóng băng tại một phòng thí nghiệm gần Moscow nhưng chỉ tìm được hai ứng cử viên sáng giá có chứa tuyến trùng sống.
Con giun thứ nhất được tìm thấy ở vùng băng vĩnh cửu gần sông Alazeya vào năm 2015, ước tính đã 41.700 năm tuổi. Con còn lại đã bị đóng băng suốt 32.000 năm và được phát hiện trong một hang sóc thời tiền sử ở vùng Duvanny Yar, hạ nguồn sông Kolymma (Nga). Cả hai đều là sinh vật thuộc kỷ Pleistocene.
Giống giun cổ đại chứa tuyến trùng sống, hứa hẹn bước đột phá trong lĩnh vực sinh vật học và công nghệ "đông xác" của loài người. Ảnh: Doklady Biological Sciences.
Theo các nhà khoa học, thí nghiệm trên đã chứng minh các sinh vật đa bào có khả năng tồn tại trong một khoảng thời gian rất dài. Thành công của thí nghiệm hứa hẹn một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực sinh vật học và công nghệ "đông xác" của loài người.
Công nghệ "đông xác" chính là chiếc cầu nối liền khoa học viễn tưởng và thực tế. Nó cho phép đông lạnh để bảo quản cơ thể người hàng năm liền, giúp con người sống đủ lâu để tiến hành những cuộc thăm dò dài hạn trong tương lai.