Hang núi lửa ở Đắk Nông chứa di cốt của người tiền sử

(PLO)- Hang núi lửa C6-1 ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông là nơi có dấu hiệu sinh tồn của người tiền sử, sản xuất kim khí từ hàng năm trước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 14-7, lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Đắk Nông cho biết Ban Khoa học trái đất và Giảm thiểu rủi ro địa chất thuộc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã tái thẩm định lần thứ nhất năm 2023 và chính thức được công nhận lại danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, cho giai đoạn phát triển mới 2024-2027.

người tiền sử.jpg
Hang C6-1 - nơi người tiền sử từng sinh sống. Ảnh: VŨ LONG

Quyết định này không chỉ là sự công nhận những nỗ lực và ý chí, quyết tâm của chính quyền và nhân dân tỉnh Đắk Nông trong công tác bảo tồn và phát huy tổng thể giá trị các loại hình di sản, mà còn mở ra cơ hội thu hút các nguồn vốn xã hội hóa trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

Mới đây, PV báo Pháp Luật TP.HCM cùng với vợ chồng tiến sĩ (TS) La Thế Phúc, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản ứng dụng (Hà Nội, nguyên Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam) có chuyến đi thực tế tại hang động núi lửa C6-1, nơi người tiền sử sinh sống.

người tiền sử.jpg
Tiến sĩ La Thế Phúc bên trong hang C6-1, nơi người tiền sử từng sinh sống. Ảnh: VŨ LONG

Hang C6-1 xưa kia được người địa phương gọi là Hang Dơi, do có nhiều dơi sinh sống. Ngày nay được gọi là hang tiền sử, thuộc thôn Nam Tân, xã Nam Đà, huyện Krông Nô (Đắk Nông).

người tiền sử.jpg
PV báo Pháp Luật TP.HCM cùng vợ chồng tiến sĩ La Thế Phúc tại hang C6-1. Ảnh: Ảnh: VŨ LONG

Hang này nằm cách miệng núi lửa Chư B’Luk (xã Buôn Choah, huyện Krông Nô) khoảng hơn 6,2km về phía Tây Bắc, được TS La Thế Phúc và các cộng sự trực tiếp phát hiện và định danh năm 2007, phát hiện di tích tiền sử năm 2017, nghiên cứu chi tiết và khai quật bảo tồn bảo tàng tại chỗ từ 2017-2019.

Theo TS La Thế Phúc, hang C6-1 có chiều dài 293,6m, độ sâu 4,6m, loại cửa hang: thứ sinh, số tầng hang: 1 tầng. Đây là hang động nguyên sinh, có nguồn gốc nội sinh, được tạo thành trong quá trình phun trào và nguội lạnh của dòng dung nham basalt phun ra từ núi lửa Chư B’Luk.

người tiền sử.jpg
Dụng cụ sinh tồn của người tiền sử bên trong hang C6-1. Ảnh: VŨ LONG

Cấu trúc hang C6-1 có những nét khác biệt với các hang khác trong hệ thống. Đó là dòng dung nham từ phía Bắc chảy xuống phía Nam, sau đó tách ra thành hai nhánh do ảnh hưởng của địa hình cổ, rồi lại nhập với nhau và tiếp tục chảy về phía Nam.

người tiền sử.png
Độc đáo hang C6-1. Ảnh: VŨ LONG

Hang phân nhánh với độ mở của nhánh khá rộng, tạo thành dạng hình khá tròn trên bình đồ. Ngay sau khúc phân nhánh của hang là hố sập trần, tạo ra ở khu vực này ba cửa hang thứ sinh khác nhau: Cửa một nhìn về hướng Tây Nam là nơi đã phát hiện và khai quật di tích tiền sử rất có giá trị; cửa hai nhìn ra hướng Đông Bắc và cửa ba nhìn về hướng Tây Bắc.

Vẫn theo TS La Thế Phúc, kết quả nghiên cứu đồng bộ liên ngành và chuyên ngành đã xác lập: hang C6-1 là một thực thể di sản kép (hoặc di sản hỗn hợp) giữa di sản thiên nhiên và di sản văn hoá. Di sản thiên nhiên bao gồm đa dạng sinh học và di sản địa chất.

người tiền sử.png
Thạch nhũ bên trong hang C6-1. Ảnh: VŨ LONG

Về đa dạng sinh học, đây là nơi cư trú và quần tụ của nhiều loài động thực vật, trong đó có một số loài đặc hữu chỉ có ở Khu rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp, hoặc thậm chí chỉ có trong hang động núi lửa, bao gồm: dơi, rắn, tắc kè, bọ cạp, nhện, ếch nhái, ốc sên, ong đất…

Hang C6-1 cũng là hang động núi lửa rất quý hiếm trên thế giới chứa di tích người tiền sử, có giá trị nổi bật toàn cầu. Trong hang có di tích cư trú, di tích xưởng và di tích mộ táng có niên đại đồ đá mới (từ 7.000 - 4.000 năm).

người tiền sử.png
Hố khai quật chứa di cốt người tiền sử trong hang C6-1. Ảnh: VŨ LONG

“Ngay bên cạnh cánh đồng dung nham chứa hệ thống hang động núi lửa này, năm 2022, vợ chồng tôi và cộng sự đã phát hiện các di tích tiền sử thời đồ đá cũ và khai quật 4-2024.

Hang C6-1 là một trong số 15 hang động núi lửa có dấu ấn của người tiền sử với các loại hình di tích cư trú, di tích xưởng, di tích mộ táng, di tích trại săn tạm thời (đã được khai quật) và di tích liên quan đến lễ nghi tôn giáo.

Các di tích này là những mảnh ghép hoàn chỉnh cho lịch sử phát triển con người trên cao nguyên Mơ Nông từ hậu kỳ đồ đá cũ đến nay” – TS La Thế Phúc nói.

người tiền sử.jpg
PV báo Pháp Luật TP.HCM chụp ảnh lưu niệm với vợ chồng tiến sĩ La Thế Phúc trong hang C6-1. Ảnh: MV

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm