Hậu Giang: Công tác thi hành án dân sự chuyển biến tích cực

(PLO)- Theo Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh Hậu Giang, năm 2022 công tác thi hành án dân sự tỉnh này có chuyển biến tích cực, song vẫn còn để xảy ra dư luận, bị phản ánh, bị khiếu nại.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Thông báo kết luận của ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự (THADS) tỉnh.

Theo đánh giá, năm 2022 công tác THADS trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt năm 2022, ngành thi hành án tỉnh đã hoàn thành vượt hai chỉ tiêu giao về việc và về tiền.

Kết quả thi hành án đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước, các khoản thu liên quan đến tín dụng ngân hàng tuy có tăng so với năm 2021, nhưng vẫn còn thấp. Ảnh minh họa: CHÂU ANH

Kết quả thi hành án đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước, các khoản thu liên quan đến tín dụng ngân hàng tuy có tăng so với năm 2021, nhưng vẫn còn thấp. Ảnh minh họa: CHÂU ANH

Công tác kiểm tra, phúc tra được được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả, kịp thời chấn chỉnh các hạn chế, xử lý các sai phạm. Công tác phối hợp, thỉnh thị từng bước có quan tâm hơn, từ đó, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ đạo THADS tỉnh về xử lý các vụ việc khó khăn, phức tạp.

Tuy nhiên, công tác THADS trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, kết quả thi hành án đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước, các khoản thu liên quan đến tín dụng ngân hàng tuy có tăng so với năm 2021, nhưng vẫn còn thấp. Việc thu các khoản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án còn chậm, chưa đạt yêu cầu.

Ý thức chấp hành pháp luật, vai trò nêu gương trong thực hiện nhiệm vụ của công chức có tiến bộ, thế nhưng có đơn vị, cá nhân vẫn chưa nghiêm, còn để xảy ra dư luận, bị phản ánh, bị khiếu nại..., còn công chức vi phạm đến mức xử lý kỷ luật.

Từ thực tế đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu lãnh đạo Cục THADS và các Chi cục THADS phải luôn thực hiện nêu gương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý điều hành, thực thi công vụ. Đồng thời, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực, đạo đức, tác phong, lề lối làm việc. Cạnh đó, tiếp tục xây dựng, nâng chất đội ngũ cán bộ ngành THADS; nâng cao bản lĩnh nghiệp vụ; đủ về số lượng, vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, am hiểu về pháp luật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Ngoài ra, tiếp tục phát huy công tác kiểm tra, phúc tra nhằm kịp phát hiện, chỉ ra các hạn chế; hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân để xảy ra hành vi vi phạm. Mặt khác, chú ý các khâu liên quan trình tự, thủ tục kê biên, đấu giá, ... cưỡng chế trong THADS; quản lý thu chi tài chính trong thi hành án và kinh phí hoạt động thường xuyên của ngành.

Người đứng đầu UBND tỉnh Hậu Giang cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ ngành THADS, để giúp đỡ Ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

“Không nên xác định công việc thi hành án là của riêng ngành THADS, mà nên xem đây là nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh. Vì trên địa bàn tỉnh, còn đơn vị nào không hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu giao, còn hạn chế, có vị phạm... thì xem như tỉnh cũng chưa hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tổng Cục THADS giao” - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang lưu ý.

Năm 2022, ngành THADS tỉnh Hậu Giang đã thụ lý hơn 11.650 vụ việc, với tổng số tiền hơn 2.290 tỉ đồng.

Qua phân loại, có 8.770 việc có điều kiện thi hành, đã giải quyết xong được 7.272 việc với tổng số tiền trên 281 tỉ đồng.

Đảm bảo ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với 100% các bản án, quyết định có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm