Kế hoạch phát triển vận tải khu vực đồng bằng sông Cửu Long có gì đặc biệt?

(PLO)- Kế hoạch nhằm tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu thị phần vận tải, bảo đảm kết nối hài hòa và hiệu quả giữa các phương thức vận tải; chú trọng phát triển vận tải đa phương thức, lấy đường thủy là trọng tâm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Để thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh, Bộ GTVT vừa ban hành Kế hoạch phát triển vận tải vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kế hoạch phát triển vận tải các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL nhằm tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu thị phần vận tải, bảo đảm kết nối hài hòa và hiệu quả giữa các phương thức vận tải; chú trọng phát triển vận tải đa phương thức, lấy đường thủy là trọng tâm. Ảnh minh họa: CHÂU ANH

Kế hoạch phát triển vận tải các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL nhằm tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu thị phần vận tải, bảo đảm kết nối hài hòa và hiệu quả giữa các phương thức vận tải; chú trọng phát triển vận tải đa phương thức, lấy đường thủy là trọng tâm. Ảnh minh họa: CHÂU ANH

Theo đó, Bộ GTVT đề ra nhiều giải pháp, như: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp hơn cho quản lý phát triển thị trường vận tải; hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải...

Cạnh đó, triển khai nhiều giải pháp để phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. Trong đó, ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức trên các hành lang vận tải chính, đặc biệt là hành lang Bắc Nam và các hành lang kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế. Từ đó, tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, giảm chi phí vận tải biển, giảm chi phí logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đồng thời, đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch được duyệt và các cảng được điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, ưu tiên đầu tư các cảng cạn kết nối với đường thủy nội địa ở khu vực phía Nam. Cạnh đó, tăng cường kết nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức thông qua việc kết nối hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt, khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp vận tải có quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải nội địa - quốc tế với giá thành hợp lý, chất lượng cao.

Tăng cường kết nối dịch vụ vận tải đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác bằng các hình thức xã hội hóa đầu tư hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ, đường giao thông kết nối tại các cảng đầu mối. Chú trọng đầu tư phương tiện chở container trên đường thủy nội địa; nâng cao năng lực xếp dỡ container tại các đầu mối tập kết hàng hóa, đặc biệt là các khu vực trọng điểm sản xuất nông, thủy, hải sản.

Đẩy mạnh áp dụng cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các thủ tục liên quan đến người, phương tiện và hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh. Triển khai đầy đủ các cam kết trong các điều ước, thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương về tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh và vận tải qua biên giới đã ký kết, gia nhập. Mặt khác, sửa đổi, bổ sung các quy định về việc qua biên giới của phương tiện phù hợp với các điều ước, thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương để tạo thuận lợi cho vận tải qua biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

Trong Kế hoạch, Bộ GTVT cũng đề ra một số giải pháp khác như: tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải; phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội chuyên ngành. Nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về vận tải.

Bộ GTVT cũng đặt ra vấn đề đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận tải của tất cả các lĩnh vực. Ảnh minh họa: CHÂU ANH

Bộ GTVT cũng đặt ra vấn đề đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận tải của tất cả các lĩnh vực. Ảnh minh họa: CHÂU ANH

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đặt ra vấn đề đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận tải của tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải; các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng xe, việc quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải... Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên địa bàn.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp vận tải, người dân. Có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những trường hợp thực hiện không nghiêm túc quy định về tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm