SHTP vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Siemens trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
Phía SHPT nhìn nhận, thỏa thuận dựa trên việc phát huy những lợi thế và kinh nghiệm của SHPT trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, đồng thời khai thác những thế mạnh của Siemens trong đào tạo nhân lực, cung cấp phần mềm thiết kế.
Lãnh đạo SHTP, chia sẻ thỏa thuận hợp tác giữa SHTP và tập đoàn Siemens sẽ thúc đẩy hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngành vi mạch bán dẫn, chương trình này sẽ tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận công nghệ tiên tiến trong thiết kế, tích lũy kinh nghiệm.
Với hợp tác này sẽ nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm đào tạo điện tử và vi mạch bán dẫn (ESC), thúc đẩy ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại TP.HCM phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tại lễ kí kết, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đánh giá, SHPT có cơ sở hạ tầng phát triển hoàn chỉnh, bên cạnh đó, thành phố có hơn 50 trường đại học – với hàng triệu sinh viên, hàng chục nghìn kỹ sư và công nhân trình độ cao.
Ông Hoan nhìn nhận với sự hợp tác từ Siemens sẽ kích thích các tập đoàn trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, công nghệ cao đến TP.HCM.
Trước đó, trao đổi với PLO, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM, ông Hàn Quốc Diệu, với kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn 30 năm, Đài Loan sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn vi mạch.
Ông Diệu cho biết Đài Loan có một hệ sinh thái ngành IC (Eco-system) và chuỗi cung ứng, sản xuất vi mạch hoàn chỉnh.TSMC là công ty sản xuất chip vi mạch số một thế giới.
TSMC và các công ty bán dẫn khác như thiết kế vi mạch, vật liệu bán dẫn, đóng gói và kiểm thử vi mạch thường có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân viên vận hành sản xuất và kiểm soát chất lượng ở tất cả các công đoạn mà nhà máy yêu cầu.
Với vị thế hàng đầu thế giới về công nghiệp vi mạch, GS.TS Trần Hòa Hiền, Tham tán giáo dục, Phòng giáo dục Văn phòng Kinh tế và Văn Hóa Đài Bắc tại TP.HCM, chia sẻ Đài Loan mất 30 năm mới có ngành công nghiệp như ngày hôm nay.
Từ đó, GS.TS Trần Hòa Hiền, "hiến kế" tổng quan hạ tầng khu vực Đông Nam bộ khá hoàn chỉnh và đồng bộ, nên tập trung làm bán dẫn tại TP.HCM là tối ưu nhất.