Giáo sư Đài Loan hiến kế để Việt Nam phát triển ngành bán dẫn

(PLO)- Giáo sư Đài Loan hiến kế để Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Ấn Độ với định hướng phát triển công nghệ bán dẫn từ thiết kế vi mạch, kiểm thử và đóng gói.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong cuộc trò chuyện với Báo Pháp Luật TP.HCM, GS.TS Trần Hòa Hiền, Tham tán giáo dục, Phòng giáo dục Văn phòng Kinh tế và Văn Hóa Đài Bắc tại TP.HCM, gợi mở Việt Nam có học hỏi thêm kinh nghiệm từ Ấn Độ với định hướng phát triển lĩnh vực thiết kế vi mạch, kiểm thử và đóng gói.

Nhiều chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam

.Phóng viên: Thưa giáo sư (GS), Việt Nam nên làm gì để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đang rất sôi động?

+ GS.TS Trần Hòa Hiền: Khoảng cách giữa Việt Nam và Đài Loan khá gần, đường bay thuận lợi, có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Hiện có 24.000 sinh viên đang học tại Đài Loan. Cộng đồng người Việt sinh sống tại Đài Loan cũng rất đông, đây là động lực để hai bên cùng hợp tác.

công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam
GS.TS Trần Hòa Hiền, Tham tán giáo dục, Phòng giáo dục Văn phòng Kinh tế và Văn Hóa Đài Bắc tại TP.HCM. Ảnh: P.ĐIỀN

Tôi cho rằng, người theo học ngành bán dẫn đòi hỏi sự cần cù chăm chỉ và siêng năng. Sinh viên Việt Nam và Đài Loan cực kì chăm chỉ bởi công nghệ bán dẫn đòi hỏi làm việc liên tục chu trình 24 giờ. Hiện chúng tôi đang hỗ trợ nhóm chuyên gia phát triển công nghệ bán dẫn của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Thực tế, Đài Loan có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này để hỗ trợ Việt Nam.

. Chương trình đào tạo này như ông nói sẽ mang lại lợi ích kép cho cả Đài Loan và Việt Nam, GS có thể nói rõ hơn về cơ hội hợp tác thú vị này?

+ Như tôi đã đề cập, Việt Nam mới bắt đầu tham gia công nghiệp bán dẫn, sẽ không có đầy đủ các chu trình để đào tạo nguồn nhân lực. Do vậy, nếu bắt tay với Đài Loan, Việt Nam sẽ đi nhanh hơn trong lĩnh vực này.

Có thể hình dung giai đoạn đầu chúng tôi sẽ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đến khi các tập đoàn công nghiệp bán dẫn nhảy vào Việt Nam họ mới có nguồn lao động để làm việc. Nếu không có nguồn nhân lực sẽ không làm được gì.

"Đi một mình sẽ chậm"

. Vậy theo GS, chúng tôi nên bắt đầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở đâu là hiệu quả nhất?

+ Đài Loan mất 30 năm mới có ngành công nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới như ngày hôm nay.

giao-su-dai-loan-hien-ke-phat-trien-nganh-ban-dan-1-1808.jpg
Sinh viên học ngành bán dẫn tại Trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM. Ảnh: HCMUTE

Hiện nay, tổng quan hạ tầng khu vực Đông Nam bộ khá hoàn chỉnh và đồng bộ, theo tôi nên tập trung làm bán dẫn tại TP.HCM là tối ưu nhất.

Công nghiệp bán dẫn phát triển gần nơi có sân bay, khu vực Đông Nam bộ có hai sân bay quốc tế lớn là Long Thành và Tân Sơn Nhất rất phù hợp để phát triển ngành bán dẫn.

Đài Loan cũng bắt đầu làm bán dẫn với 1-2 khu ở khu công nghệ cao Tân Túc, sau đó mới mở rộng sang Đài Trung và sau này thêm nhiều nơi, trở thành hệ thống nhà máy bán dẫn liên hoàn.

Đài Loan có kinh nghiệm để hỗ trợ Việt Nam trong lộ trình phát triển công nghiệp vi mạch. Bản thân tôi luôn ủng hộ hết hết mình cho chương trình phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

. Để thúc đẩy ngành bán dẫn đi nhanh, đúng hướng, mang lại hiệu quả kinh tế và tham gia cạnh tranh với các nước, Việt Nam nên làm gì lúc này?

+ Hiện các tập đoàn bán dẫn hàng đầu đang quan tâm đến Việt Nam, trong đó có các công ty Đài Loan. Một khi họ nhảy vào đầu tư sẽ kéo theo các công ty khác tham gia, từ đó hình thành một hệ thống công nghiệp bán dẫn phụ trợ liên kết.

Các nhà đầu tư sẽ tính toán sự thuận lợi của giao thông, hạ tầng có đồng bộ không nên tôi cho rằng nên hình thành mô hình trước ở phía Nam, sau đó sẽ di chuyển ra phía Bắc.

Có nhiều nước ký kết hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn với Đài Loan. Chúng tôi mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam kí kết với Bộ Giáo dục Đài Loan trong lĩnh vực này. Hợp tác để cùng có lợi, phát triển mạnh mẽ hơn, chưa kể tiết kiệm thời gian, tiền bạc và chi phí đầu ra, còn đi một mình sẽ chậm.

Đối với ngành bán dẫn, điện và nước là yếu tố quan trọng hàng đầu. Do vậy, Chính phủ cần đảm bảo sự ổn định của hai yếu tố phục vụ sản xuất này bởi nếu chần chừ nhà đầu tư sẽ không chờ, họ sẽ chuyển hướng đi nơi khác, lúc đó Việt Nam sẽ mất cơ hội. Thái Lan và Malaysia là hai nước cạnh tranh mạnh và sát với Việt Nam trong lĩnh vực hấp dẫn này.

Xin cảm ơn GS.

Theo GS.TS Trần Hòa Hiền, sản xuất IC rất phức tạp, có tiền chưa chắc làm được. Nó bao gồm kĩ thuật sản xuất IC, thiết kế, đóng gói và kiểm định. Việt Nam nên bắt đầu từ thiết kế, đóng gói và kiểm định và tính toán sản xuất sau này khi nắm bắt công nghệ và nguồn nhân lực vững chắc.

Cũng như Ấn Độ đã gửi rất nhiều sinh viên sang Đài Loan để học tập. Ấn Độ, có thị trường rộng lớn, có nền tảng để tham gia ngành công nghiệp bán dẫn nhưng sản xuất IC rất khó nên đến nay họ mới chỉ tham gia thiết kế và đóng gói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm