Doanh nghiệp kêu trời vì quy định hàng thiết yếu mỗi nơi một kiểu

Đáng chú ý, đặc trưng của ngành công nghiệp là kết nối sản xuất theo chuỗi, không phân biệt địa giới hành chính. Do vậy, khi các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hóa, quy định về thực phẩm thiết yếu... càng gây khó khăn cho DN trong giao dịch, lưu thông hàng hóa.

“Chẳng hạn như đồ uống không được xếp vào nhóm hàng thiết yếu nên không được lưu chuyển đến đại lý bán hàng. Trong khi đó đồ uống thường có thời hạn sử dụng ngắn, khoảng 2-3 tháng. Hoặc mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu ở tỉnh này nhưng không thuộc nhóm hàng thiết yếu ở tỉnh khác nên các DN cũng không thể giao hàng đến đại lý” - Cục Công nghiệp dẫn chứng.

Trước những khó khăn nêu trên, các hiệp hội ngành hàng đều thống nhất đề xuất bổ sung các mặt hàng thực phẩm, kể cả đồ uống, sữa… và các nguyên liệu, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa…) phục vụ sản xuất, kinh doanh trong ngành chế biến chế tạo là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ tiêu dùng.

Các hiệp hội cũng kiến nghị thống nhất quy định giữa các địa phương để tránh tình trạng cát cứ gây ách tắc lưu thông hàng hóa. Cho phép các DN sớm được quay trở lại sản xuất khi điều kiện phòng chống dịch được đảm bảo, đồng thời gỡ bỏ quy định về định mức số lượng ô tô ra vào địa phương, cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp đối với tài xế và người lao động di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả PCR. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.