Khẩu trang các loại... đưa vào bình ổn thị trường

UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường năm 2020 tết Tân Sửu năm 2021; ứng phó khẩn cấp dịch bệnh COVID-19.

Các nhóm hàng tham gia chương trình bình ổn thị trường năm 2020 và tết 2021 vẫn gồm nhóm hàng lương thực thực phẩm (LTTP) thiết yếu; nhóm hàng phục vụ mùa khai giảng và nhóm các mặt hàng sữa. Thời gian thực hiện từ 1-4-2020 đến 31-12-2021.

Đối với nhóm hàng LTTP thiết yếu gồm gạo, mì gói, đường, dầu ăn, thịt gia cầm, thịt gia súc, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả... Các tháng thường, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm 25%-30% nhu cầu thị trường.

Theo đó, thịt gia súc 4.742 tấn/tháng, thịt gia cầm 6.123,6 tấn/tháng, trứng gia cầm 50,4 triệu quả/tháng, thủy hải sản 129,2 tấn/tháng…

Các tháng tết lượng hàng bình ổn thị trường chiếm 25%-40% nhu cầu thị trường. Thịt gia súc 6.144,4 tấn/tháng, thịt gia cầm 7473,2 tấn/tháng, trứng gia cầm 67,9 triệu quả, thủy hải sản 200,6 tấn/tháng...

Các tháng trong giai đoạn ứng phó dịch COVID-19, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm 35%-50% nhu cầu thị trường. Thịt gia súc 6.785,5 tấn/tháng, thịt gia cầm 8.748 tấn/tháng, trứng gia cầm 71,9 triệu quả/tháng, thủy hải sản 184,5 tấn/tháng…

Đối với nhóm các mặt hàng sữa, tháng thường lượng sữa tham gia bình ổn thị trường là 139,5 tấn/tháng và hơn 775 triệu lít sữa nước/tháng. Trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp phòng, chống dịch COVID-19, lượng sữa tham gia bình ổn thị trường là 157,7 tấn/tháng, hơn 988 triệu lít sữa nước/tháng...

Trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp dịch COVID-19, trứng gia cầm bình ổn thị trường cung ứng 71,9 triệu quả/tháng

Về nguồn vốn, doanh nghiệp (DN) chủ động sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay từ các tổ chức tín dụng tham gia chương trình với hạn mức và lãi suất phù hợp nhằm đầu tư chăn nuôi, đổi mới công nghệ, phát triển hệ thống phân phối và dự trữ hàng hóa để cung ứng hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường…

Về giá bán, DN xây dựng và đăng ký giá bán bình ổn thị trường với Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu giá theo các yếu tố hình thành và đảm bảo: 

Cụ thể: Các mặt hàng LTTP thiết yếu đảm bảo thấp hơn giá thị trường của các sản phẩm cùng chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất 5%-10% và giữ giá ổn định trong hai tháng trước trong và sau tết 2021.

Mặt hàng phục vụ mùa khai giảng đảm bảo thấp hơn giá thị trường của các sản phẩm cùng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký giá ít nhất 10%-15%.

Với mặt hàng sữa đảm bảo giá bán bình ổn có tính hợp lý, ổn định và có khả năng dẫn dắt thị trường.

Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng hoặc giảm từ 5% trở lên hoặc giá bán trên thị trường biến động giảm làm cho giá bán của chương trình bình ổn không đảm bảo thấp hơn thị trường ít nhất 5%. DN được điều chỉnh giá với Sở Ttài chính...

Trường hợp thị trường biến động do có hiện tượng nâng giá gây khan hiếm giả tạo. DN tham gia chương trình phải chấp hành cung ứng hàng hóa, có khả năng điều tiết thị trường theo sự điều phối của Sở Công Thương.

Các hệ thống phân phối khi tham gia chương trình bình ổn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN tham gia cung ứng hàng bình ổn thị trường vào hệ thống với mức chiết khấu ưu đãi. Thực hiện việc chia sẻ chiết khấu và các chi phí khác khi có biến động giá nhằm bình ổn thị trường...

Điểm mới của chương trình bình ổn thị trường 2020 và tết 2021

Lượng khẩu trang các loại và nước rửa tay sát khuẩn TP giao cho DN thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ người dân phòng, chống dịch COVID-19 là 57,5 triệu cái/ba tháng và 3,29 triệu chai nước rửa tay sát khuẩn/ba tháng.

Với sự tham gia của tám hệ thống phân phối, trong đó lượng khẩu trang các loại TP giao cho Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM cung cấp là 53 triệu cái/ba tháng và nước rửa tay sát khuẩn là 1,5 triệu chai/ba tháng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm