Kon Tum: Đẩy nhanh khắc phục đường sá hư hại do bão số 4

(PLO)- Để đảm bảo nhu cầu đi lại an toàn cho người dân, tỉnh Kon Tum chỉ đạo các địa phương nhanh chóng khắc phục đường sạt lở.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam

Chiều 29-9, trao đổi với PLO, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cho biết tỉnh đã chỉ đạo tất cả các địa phương rà soát lại thiệt hại do ảnh hưởng mưa bão số 4 để có biện pháp xử lý, hỗ trợ, khắc phục phù hợp. Nhìn chung, ảnh hưởng trực tiếp nhất là các tuyến đường giao thông bị sạt lở do mưa lớn, gây ách tắc, cô lập cục bộ.

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum đi kiểm tra, khắc phục thiệt hại tại huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: VM

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum đi kiểm tra, khắc phục thiệt hại tại huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: VM

Trước mắt, tỉnh yêu cầu các địa phương chủ động khắc phục các điểm sạt lở đường để cho dân đi lại an toàn. Riêng những điểm sạt lở quy mô lớn, chưa thể khắc phục ngay thì yêu cầu địa phương phải cắt cử lực lượng trực, cảnh bảo không cho lưu thông qua.

Ngay trong sáng 29-9, ông Nguyễn Ngọc Sâm cùng lãnh đạo huyện Tu Mơ Rông đã trực tiếp đến hiện trường các điểm ảnh hưởng do mưa bão để kiểm tra, chỉ đạo khắc phục và hỗ trợ người dân.

Huyện Tu Mơ Rông có ba xã là Đắk Sao, Đắk Na và Măng Ri với khoảng 8.000 dân bị chia cắt, cô lập do bị trôi cống, sụt lún mố cầu và sạt lở đất. Ngay sau đó, địa phương đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đảm bảo cho dân đi lại an toàn. Riêng điểm sạt lở đất tại xã Măng Ri có quy mô lớn nên vẫn chưa khắc phục xong.

Tại thôn Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông), chính quyền địa phương đã huy động 100 người dân khắc phục sự cố sạt lở, bùn đất lấp kín lối vào thôn, khơi thông lối đi cho 147 hộ bị cô lập.

Ông A Đe, Chủ tịch xã Tê Xăng, vận động người dân khai thông đường vào thôn Tu Thó. Ảnh: AĐ

Ông A Đe, Chủ tịch xã Tê Xăng, vận động người dân khai thông đường vào thôn Tu Thó. Ảnh: AĐ

Ông A Đe, Chủ tịch UBND xã Tê Xăng, cho biết gần hai ngày bị cô lập, hôm nay hết mưa nên xã vận động khoảng 100 người, gồm cán bộ và dân cùng nhau dọn dẹp đất đá, mở thông tuyến đường vào thôn Tu Thó. Do khối lượng sạt lở nhiều (khoảng 1.000 m3), trước mắt xã sẽ tạm thời tạo lối mòn để bà con đi lại, mua nhu yếu phẩm.

Theo ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, từ chiều 29-9, người dân và các phương tiện giao thông có thể đi lại đến các xã Đắk Na, Đắk Sao bị cô lập trước đó. Riêng đoạn đường Ngọc Hoàng – Măng Bút, qua xã Măng Ri vẫn đang khắc phục sạt lở, chỉ có xe máy đi lại được; đoạn vào thôn Tu Thó (xã Tê Xăng) địa phương đang mở thông tuyến.

Tại huyện Đắk Hà, ông Hà Tiến, Chủ tịch UBND huyện cho biết, thiệt hại do mưa bão trên địa bàn khá lớn, ước tính ban đầu cả chục tỉ đồng. Để khắc phục bước đầu, huyện đã chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn cho người dân và sớm báo cáo về thiệt hại.

Theo UBND huyện Đắk Hà, đơn vị đã triển khai di dời 23 hộ dân đến nơi an toàn. Các xã Đắk Pxi, Ngọk Wang, Đăk La, Đăk Hring… có nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng, một số cầu treo tại các thôn bị cuốn trôi; có hai đập bị hư hỏng và một điểm trường xã Đăk Pxi bị tốc mái.

Về nông nghiệp, thống kê sơ bộ có hơn 100 ha lúa, hoa màu bị ngập, ngã đổ do mưa lũ; nhiều hồ cá bị nước cuốn trôi.

Nông nghiệp huyện Đắk Hà cũng bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: HA

Nông nghiệp huyện Đắk Hà cũng bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: HA

Tại huyện Đắk Glei, có 15 căn nhà tốc mái hoàn toàn; sáu căn nhà ngập úng và hai căn nhà bị sập hoàn toàn. Toàn huyện đã di dời 290 hộ/958 nhân khẩu đến nơi an toàn để tránh bão. Hiện nay, hai xã Đắk Plô và Đắk Nhoong bị sạt lở đất gây ách tắc giao thông.

Huyện đã huy động các nguồn lực, phương tiện để xử lý khắc phục ngay tuyến đường giao thông bị sạt lở. Đồng thời, kiến nghị với Cục quản lý đường bộ 3 và Sở giao thông tỉnh xử lý, khắc phục các điểm sạt lở trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Bên cạnh đó, rà soát, khắc phục các cầu treo dân sinh, đường liên thôn, đường đi khu sản xuất bị ảnh hưởng để ổn định cuộc sống của người dân.

Về ảnh hưởng đến đường giao thông, ông Nguyễn Hữu Hùng, Giám đốc Sở GTVT Kon Tum, cho biết đã chỉ đạo các đơn vị Công ty Cổ phần XD&QL Công trình giao thông Kon Tum, Công ty TNHH Đắk Bình tập trung phối hợp với chính quyền các địa phương có tuyến đường hư hỏng, khắc phục đảm bảo đi lại thông suốt, an toàn cho người dân.

Dưới đây là chùm ảnh mà PLO ghi nhận cảnh khắc phục đường và một số công trình hư hỏng trên địa bàn tỉnh Kon Tum:

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum kiểm tra, khắc phục tuyến đường hư hỏng tại huyện Tu Mơ Rông.

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum kiểm tra, khắc phục tuyến đường hư hỏng tại huyện Tu Mơ Rông.

Huyện Tu Mơ Rông huy động phương tiện khắc phục tuyến đường ở Măng Ri.

Huyện Tu Mơ Rông huy động phương tiện khắc phục tuyến đường ở Măng Ri.

Tỉnh lộ 678 đi xã Đắk Sao, Tu Mơ Rông được khắc phục, lưu thông.

Tỉnh lộ 678 đi xã Đắk Sao, Tu Mơ Rông được khắc phục, lưu thông.

100 người dân tập trung khơi thông đường vào thôn Tu Thó, xã Tê Xăng bị cô lập.

100 người dân tập trung khơi thông đường vào thôn Tu Thó, xã Tê Xăng bị cô lập.

Người dân nhiệt tình tham gia mở đường bị cô lập.

Người dân nhiệt tình tham gia mở đường bị cô lập.

Do mức độ sạt lở lớn, đường vào thôn Tu Thó chỉ mở lối nhỏ để đi lại mua nhu yếu phẩm.

Do mức độ sạt lở lớn, đường vào thôn Tu Thó chỉ mở lối nhỏ để đi lại mua nhu yếu phẩm.

Tại huyện Đắk Hà, nhiều diện tích hoa màu, cây trồng chìm trong nước.

Tại huyện Đắk Hà, nhiều diện tích hoa màu, cây trồng chìm trong nước.

Một số khu vực huyện Đắk Hà bị ngập sâu.

Một số khu vực huyện Đắk Hà bị ngập sâu.

Cây trồng trong nhà lồng bị ngập nước.

Cây trồng trong nhà lồng bị ngập nước.

Người dân giúp nhau đưa xe máy qua vùng ngập.

Người dân giúp nhau đưa xe máy qua vùng ngập.

Một số tuyến đường trong thôn làng cũng được người dân tích cực nạo vét bùn đất.

Một số tuyến đường trong thôn làng cũng được người dân tích cực nạo vét bùn đất.

Tỉnh Kon Tum vẫn đang thống kê thiệt hại do mưa bão số 4.

Tỉnh Kon Tum vẫn đang thống kê thiệt hại do mưa bão số 4.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm