Tôi nhận thấy sự lạc quan luôn ở một mức độ cao hơn mỗi lần tôi quay lại Việt Nam. Tôi đã có mặt tại Hà Nội vào năm 1999, khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Doanh nghiệp. Gần như là “chỉ sau một đêm”, luật này đã đổi mới tinh thần khởi nghiệp của người Việt Nam.
Mỹ nhìn nhận luật này như một bước đi đột phá trong quá trình đổi mới tại Việt Nam và qua đó củng cố niềm tin của các nhà đầu tư Mỹ.
Chính Luật Doanh nghiệp 1999 cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại toàn cầu (WTO) đã mở đường cho sự gia tăng lợi ích và các dòng đầu tư của Mỹ tại Việt Nam. Điều này đã giúp cho quá trình bình thường hóa quan hệ thêm vững chắc.
Cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã tái khẳng định việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là rất quan trọng với Mỹ.
Nếu dùng một cụm từ thích hợp nhất để khái quát hóa quan hệ đối tác hiện nay giữa Việt Nam và Mỹ, theo tôi đó sẽ là “gìn giữ niềm tin và tôn trọng lẫn nhau”.
Trước tình hình thế giới và khu vực hiện nay, Việt Nam cần Mỹ và Mỹ cũng cần Việt Nam. Chúng ta đang chứng kiến mối quan hệ hai nước ngày một phát triển, trong đó có việc mở rộng hợp tác quốc phòng và tăng cường hợp tác an ninh biển.
Để xây dựng thêm sự thấu hiểu lẫn nhau giữa Việt Nam và Mỹ, tôi nghĩ rằng Việt Nam vào năm 2016 nên mở một chương trình giao lưu đi qua nhiều TP của Mỹ, quảng bá về văn hóa và tầm quan trọng của Việt Nam đối với nước Mỹ.
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức một chuỗi sự kiện kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ kéo dài xuyên suốt một năm. Việt Nam cũng nên lên một kế hoạch tương tự tại Mỹ, với các sự kiện được tổ chức hằng tháng.
Một gợi ý khác là Chính phủ Việt Nam nên tổ chức một hội nghị quốc tế quy mô lớn về các thách thức môi trường hiện nay tại biển Đông. Bằng cách thức này, Việt Nam có thể tụ họp được nhiều nhà khoa học về hải dương từ tất cả quốc gia có tuyên bố tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, bàn luận về các vấn đề phát triển bền vững trên biển.
James Borton, ĐH Coastal Carolina University, Mỹ kiêm PV chuyên về các vấn đề châu Á cho tờ Washington Times.
PGS-TS Alexander l. Vuving, Trung tâm Nghiên cứu an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ: Sẽ có bước nhảy vọt về xuất khẩu sang Mỹ Tôi kỳ vọng quan hệ kinh tế Việt-Mỹ sẽ có bước phát triển đột biến sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Sẽ có bước nhảy vọt về xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Quan hệ chính trị cũng sẽ bước lên một bình diện mới cao hơn sau chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khi khung quan hệ mở ra rộng hơn, độ tin cậy chính trị lẫn nhau cao hơn thì sẽ tạo điều kiện để các trao đổi văn hóa, xã hội trở nên sâu rộng hơn. TS Nguyễn Tuấn Việt, Học viện Ngoại giao Việt Nam: Tổng thống Mỹ đến Việt Nam sẽ là dấu mốc vô cùng quan trọng Nếu Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể đến thăm Việt Nam nhân chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Malaysia vào tháng 11 năm nay thì đây sẽ thực sự là một dấu mốc vô cùng quan trọng, là sự kiện vô cùng ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 20 năm Việt-Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Antony Blinken: Cựu thù vẫn có thể trở thành bạn bè Thông qua chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thủ đô Washington, Việt Nam và Mỹ đang gửi đến thế giới một thông điệp mạnh mẽ rằng những cựu thù một thời vẫn có thể trở thành bạn bè. Và giờ đây, Việt Nam và Mỹ đang từng bước xây dựng một mối quan hệ đối tác, giúp nâng tầm sự ổn định và thịnh vượng của không chỉ riêng hai nước mà cả thế giới.(Nguồn: Website Nhà Trắng) Vinod Anand, chuyên viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu quốc tế Vivekananda (VIF): Mối quan hệ bước vào thời kỳ mới Quan hệ Việt Nam-Mỹ đang bước vào một thời kỳ mới. Với chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mối quan hệ song phương Việt Nam-Mỹ được kỳ vọng sẽ góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh trong khu vực và thế giới.(Nguồn: Tạp chí Political Events) |