Liên minh cứu sông Mekong kêu gọi hủy đập Luang Prabang

Theo đó, tổ chức này đã chọn đúng hôm nay (8-10-2019) - ngày bắt đầu quá trình tham vấn trước đối với dự án đập Luang Prabang - để phát hành thông cáo kêu gọi hủy bỏ con đập.

Công trường xây dựng đập Xayaburi. Ảnh: PanNature

Theo Liên minh cứu sông Mekong, nếu được xây dựng, đập Luang Prabang, kết hợp với các đập Pak Beng, Xayaburi và Pak Lay sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sông Mekong ở toàn bộ vùng Bắc Lào thành một chuỗi hồ nước theo bậc. Từ đó dẫn đến thiệt hại lớn và không thể đảo ngược đối với sức khỏe và năng suất của dòng sông.

Điều này có nghĩa là nhiều lợi ích kinh tế và xã hội mà dòng sông mang lại sẽ bị mất và dòng sông sẽ trở thành kênh nước để phát điện, chủ yếu mang lại lợi ích cho các công ty thủy điện.

Liên minh cứu sông Mekong cho biết sông Mekong đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Biến đổi khí hậu và các con đập lớn trên dòng chính và các dòng nhánh đang khiến dòng chảy và mực nước sông trở nên khó lường hơn.

Từ mức thấp kỷ lục trong tháng 6 và tháng 7 đến lũ lụt lớn ở nhiều vùng trong lưu vực vào tháng 8 và tháng 9, các đập thủy điện đã làm trầm trọng thêm tác động đến sông và người dân.

Tổ chức này cũng đề nghị chính phủ Việt Nam phải xem xét lại khi tham gia vào dự án bởi đập Luang Prabang sẽ làm trầm trọng thêm các tác động trên sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long.

Liên minh cứu sông Mekong nhấn mạnh không cần đến các đập dòng chính để đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực. Bởi trong báo cáo tóm tắt năm 2018 của Ủy hội sông Mekong (MRC) cho biết rằng vào năm 2040, Lào có kế hoạch xuất khẩu 11.739 MW điện sang Thái Lan, trong khi các kế hoạch của Thái Lan cho biết họ sẽ chỉ nhập 4.274 MW.

Nghiên cứu Hội đồng của MRC, từng đánh giá các kế hoạch phát triển hiện tại và tiềm năng, cho thấy rõ rằng một loạt các con đập được lên kế hoạch trên sông Mekong và các dòng nhánh là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe sinh thái, sức sống kinh tế và an ninh lương thực của khu vực. Đối với các đập dòng chính, Nghiên cứu Hội đồng phát hiện rằng các tác động liên quan đến tính kết nối “là rất lớn và sâu rộng, che mờ những dự án phát triển tài nguyên nước khác đã được lên kế hoạch ở hạ nguồn sông Mekong”.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp tìm biện pháp hợp tình, hợp lý nhằm giải quyết 16% chưa hoàn thành phân giới cắm mốc và xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

Ông Lê Minh Hưng: 'Sắp xếp, tinh gọn bộ máy thì phải đề xuất sửa luật, thậm chí cả Hiến pháp'

(PLO)- Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp.