Mạng xã hội 'đánh gục' một ngân hàng Mỹ ra sao?

(PLO)- Các phương tiện truyền thông xã hội đang khiến các tổ chức tài chính trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trả lời phỏng vấn Hãng tin CNBC mới đây, ông Paul Donovan, Kinh tế trưởng UBS Global Wealth Management cho biết, cuộc khủng hoảng ngân hàng vừa qua tại Mỹ có sự "đóng góp" rất lớn của mạng xã hội.

Cụ thể với vài dòng viết trên mạng xã hội Twitter đã làm nỗi lo sợ của người gửi tiền tăng đỉnh điểm và tạo ra một làn sóng rút tiền khỏi Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và nhanh chóng đẩy ngân hàng này vào tình trạng mất thanh khoản trước khi đi đến con đường phá sản.

Theo các chuyên gia, sự gia tăng của truyền thông xã hội đã làm cho hệ thống tài chính trở nên mong manh hơn so với trước đây. Vì phương tiện truyền thông xã hội không chỉ cho phép tin đồn lan truyền dễ dàng hơn mà còn nhanh hơn.

Ngoài ra, sự phát triển ngân hàng trực tuyến (online) cũng góp phần đẩy một ngân hàng dễ bị tổn thương. Chẳng hạn, chỉ cần tin đồn lan truyền nhanh trên mạng xã hội thì người gửi tiền ngồi tại nhà đã có thể thao tác rút tiền ra khỏi ngân hàng thông qua mobile banking.

PGS.TS Phạm Công Hiệp, Đại học RMIT Việt Nam cho biết, một yếu tố ít ai ngờ tới là khi mạng xã hội và các công cụ chia sẻ thông tin trực tuyến phát triển mạnh mẽ ngày nay, các thông tin về những khó khăn của SVB được lan truyền một cách nhanh chóng.

Thông tin này cho thấy rằng SVB đang phải tìm cách giảm khoản lỗ bằng cách bán danh mục đầu tư trái phiếu thua lỗ của mình.

Như hiệu ứng domino, thông tin này kéo theo nỗi sự lây lan về nỗi sợ đối với khách hàng khi nhận thấy rằng sức khỏe tài chính của ngân hàng đang không ổn định và lượng tiền mà họ gửi vào ngân hàng trở nên không an toàn.

"Và khi họ hoảng sợ, xu hướng rút tiền ồ ạt là không thể tránh khỏi. Với sự lan truyền thông tin mạnh mẽ và hiệu ứng đám đông, việc một nhóm người đến rút tiền sẽ kéo theo những người khác hành động tương tự.

Với việc khách hàng rút tiền ồ ạt nhanh chóng với quy mô lớn như vậy đã gây nên hiện tượng cạn tiền và kết cục là sự sụp đổ của SVB.

Do đó, các ngân hàng cũng nên chuẩn bị các chiến lược truyền thông nhằm giải quyết các vấn đề về tin đồn gây hoang mang trong dư luận và gây mất niềm tin của người gửi tiền, vốn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của SVB" - vị chuyên gia RMIT cho biết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm