Mất tích kiểu gì thì cũng phải tính theo luật

Khoản 2 Điều 81 BLDS quy định tùy từng trường hợp xác định ngày chết theo quy định tại Khoản 1 Điều 81 BLDS. Mà Khoản 1 Điều 81 BLDS quy định:

"a/. Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thức là còn sống.

b/. Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c/. Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đã chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d/. Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này".

Như vậy, không thể hiểu đây là điều kiện để thụ lý yêu cầu tuyên bố đã chết, còn ngày chết phải xác định là ngày biết tin tức cuối cùng của người đó. Nếu xác định ngày biết tin tức cuối cùng của một người là ngày chết thì dù mất tích trong chiến tranh, trong thảm họa, thiên tai hay biệt tích sau 5 năm thì ngày chết không có gì khác nhau và như vậy nhà làm luật không cần thiết phân chia từng trường hợp như trên.

Đọc điều luật này cần hiểu phải xác định ngày chết sau thời gian 3 năm kể từ ngày bản án tuyên bố mất tích có hiệu lực; sau 5 năm sau chiến tranh; sau 1 năm kể từ ngày xảy ra thảm họa, thiên tai; sau 5 năm kể từ ngày biết tin tức cuối cùng (ngày biết tin tức cuối cùng tính theo quy định tại Điều 78 BLDS. Dù với cách hiểu nào và có hướng dẫn thế nào cũng không thể khác luật.

LAN CHÂU (lan_rung...@yahoo.com)

Khoản 1 Điều 78 BLDS quy định như sau: "Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xá định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày , tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng".

Do vậy kháng nghị của VKSND TP đối với tòa án là không chính xác bởi vì đây chỉ hướng dẫn về việc tính "thời hạn" chứ không phải là "mốc thời điểm" để xác định người đó mất tích hay chết. Vậy hiểu theo thẩm phán Trương Công Huấn thì hoàn toàn đúng.

Do quy định chưa rõ ràng, cụ thể nên khiến người áp dụng hiểu nhằm nội dung, dẫn đến tình trạng vướng mắt trong khâu giải quyết vụ việc. 

ĐẶNG NHƯ QUỲNH (nhuquynh...@gmail.com)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới