Đại tướng không quân Australia, ông Angus Houston cho biết: "Chúng tôi có thể công bố thông tin tàu Ocean Shield đã bắt được tín hiệu của hộp đen máy bay thêm hai lần nữa trog ngày hôm qua”.
Theo đó, tín hiệu có tần số sóng trùng khớp với tần số của hộp đen trên các máy bay xuất hiện hai lần trên biển Ấn Độ Dương. Lần thứ nhất sóng âm kéo dài năm phút, lần thứ hai kéo dài 7 phút. Như vậy, kể cả hai lần phát hiện của tàu Trung Quốc, đến nay, tổng cộng đã có 6 lần đội tìm kiếm bắt được tín hiệu này.
Theo báo cáo từ Ocean Shield, bốn lần tín hiệu xuất hiện tại cùng một địa điểm. “Tôi tin rằng chúng ta đã tìm đúng nơi, tuy nhiên công việc khó khăn hơn sẽ là xác định đúng tọa độ rơi của chiếc máy bay. Hiện chúng tôi chưa triển khai tàu ngầm hạt nhân đến điểm này”, tướng Houston nói.
Các chuyên viên vận hành thiết bị dò sóng ngầm trên tàu Ocean Shield. Ảnh: Mirror
Hãng tin Mirror cho biết theo các nhà hải dương học, việc khoanh vùng trên biển là cả một vấn đề khó khăn, bởi chỉ trong vòng 10 km vuông đáy biến đã đủ khiến đội tìm kiếm phải mất nhiều ngày, huống hồ hiện nay vẫn chưa định vị được chính xác điểm rơi cuối cùng của chiếc Boeing 777-200.
Một thông tin đáng mừng khác là quan phân tích các dữ liệu được Ocean Shield truyền về, cơ quan hàng hải xác nhận đây là những tín hiệu ổn định, có tính riêng biệt và rõ ràng của cùng một thiết bị phát ra. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích để xem có khớp được nó với dự liệu thu được từ chuyến bay MH 370 trước đó hay không.
Thợ lặn được triển khai ở Ấn Độ Dương. Ảnh: Mirror
Ngày hôm nay sẽ có 14 tàu đến địa điểm trên để tìm kiếm. Nhờ vào phát hiện của hải quân Australia, vùng tìm kiếm đã được thu nhỏ đáng kể.
Trước đó, một tờ báo chính thống của Nga đã đưa tin máy bay của Malaysia thực ra đã bị bắt cóc, các hành khách vẫn an toàn và máy bay đang ở khu vực đông nam thành phố Kandahar, Afganistan, gần biên giới với Pakistan
PD