Mỹ lần đầu triển khai lá chắn tên lửa THAAD tới Israel

Theo đài RT, quân đội Mỹ đã lần đầu tiên triển khai tổ hợp Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Israel. Việc triển khai này nằm trong khuôn khổ một cuộc tập trận chung giữa quân đội hai quốc gia và nhằm thể hiện các cam kết của Mỹ đối với an ninh của Israel.

Giới chức quân đội Mỹ và Israel ngày 4-3 tiết lộ các tổ hợp THAAD đã được triển khai tới Israel hồi đầu tháng 3. Những tổ hợp này cùng 200 binh sĩ Mỹ chịu trách nhiệm vận hành sẽ được chuyển tới căn cứ không quân Nevatim, phía nam Israel.

THAAD được dỡ xuống ở Israel. Ảnh: RT

“Trong quá trình triển khai, các binh sĩ của chúng tôi sẽ làm nhiệm vụ ở một số địa điểm tại Israel, tham gia hoạt động củng cố mạng lưới phòng không và đánh chặn tên lửa sẵn có của nước này. Cuộc tập trận nhằm khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện cam kết bảo đảm an ninh khu vực cho Israel", theo thông cáo từ Bộ Chỉ huy châu Âu của quân đội Mỹ.

Thủ tướng Netanyahu hoan nghênh việc Mỹ triển khai THAAD, đồng thời khẳng định hệ thống vũ khí này sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của Israel trước các mối đe dọa từ khu vực Trung Đông.

“THAAD được coi là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới, kết hợp với hệ thống phòng thủ của chúng tôi giúp tăng cường năng lực đối phó với các mối đe dọa xuất phát từ tất cả các khu vực tại Trung Đông", ông Netanyahu nói.

Mỹ triển khai THAAD tới Israel trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đại diện Lực lượng phòng vệ Israel khẳng định việc triển khai THAAD chỉ mang tính phòng thủ và không liên quan đến bất cứ sự kiện nào cụ thể hiện nay.

Tuy nhiên, căng thẳng giữa Israel và Iran gần đây leo thang khi hai bên đe dọa tiêu diệt lẫn nhau. Iran hồi tháng 2 công bố một số tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mới, đồng thời tổ chức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn tại khu vực Vịnh Ba Tư.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Thổ Nhĩ Kỳ bàn với Mỹ chuyện loại S-400 Nga để mua F-35?

Thổ Nhĩ Kỳ bàn với Mỹ chuyện loại S-400 Nga để mua F-35?

(PLO)- Có thông tin rằng để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập trở lại chương trình F-35, các quan chức Mỹ đã yêu cầu Ankara bàn giao các hệ thống S-400 mua từ Nga cho Mỹ hoặc di chuyển những hệ thống này tới khu vực do Mỹ kiểm soát ở căn cứ Incirlik.

Lý do MiG-35 chật vật tìm người mua trong khi MiG-29 được ’sủng', dù cùng là tiêm kích Nga

Lý do MiG-35 chật vật tìm người mua trong khi MiG-29 được ’sủng', dù cùng là tiêm kích Nga

(PLO)- Cùng là tiêm kích Nga nhưng lại có số phận hoàn toàn khác nhau, trong bài viết "Cùng là tiêm kích Nga, tại sao MiG-29 được 'sủng' còn MiG-35 chật vật tìm người mua?" chúng ta biết MiG-29 đã được bàn giao tới hơn 40 nước trong khi MiG-35 gần như vắng mặt trong các hoạt động nghiệp vụ tại Nga và cũng chưa tìm thấy khách hàng nước ngoài, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao.