Mỹ tìm đối thủ cho ‘sát thủ tàu sân bay’ của Trung Quốc
Trước đó vào năm 2014, Bắc Kinh đã công bố "sát thủ tàu sân bay" Dong Feng DF-21D. Theo một số nguồn tin, nó có thể di chuyển với tốc độ Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh) và tầm bắn lên đến 1.200 dặm (khoản hơn 2000 km).
Hải quân Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng loại tên lửa này có thể là mối đe dọa lớn đối với tàu sân bay Mỹ nếu xảy ra các trường hợp xung đột.
Hôm thứ 05-08, Phó Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ Joseph Aucoin đã phát thảo kế hoạch của Lầu Năm Góc về các biện pháp tốt nhất để đối phó với tên lửa Dong Feng.
Một lựa chọn trong kế hoạch là tên lửa Tomahawk. Được giới thiệu vào năm 1970, loại tên lửa này hiện nay được sản xuất bởi công ty ký kết hợp đồng quốc phòng Mỹ Raytheon.
Trong khi Tomahawk đã chứng minh rất đáng tin cậy trong suốt gần 40 năm phục vụ, phần lớn thành công của nó được dựa trên các mục tiêu trên đất liền.
Tên lửa DF-21D (Dong Feng 21) của Trung Quốc là một đối thủ làm Mỹ phải đau đầu
Ngoại trừ một mô hình duy nhất bây giờ không còn được dùng nữa, tên lửa Tomahawk không được thiết kế để chống lại các mục tiêu nổi, các mục tiêu di động và vì thế sẽ được nâng cấp đáng kể trước khi trở thành đối thủ chống lại Hải quân Trung Quốc.
Một lựa chọn khác là tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) của Lockheed Martin, mà bộ phận nghiên cứu Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc gọi là "một bước nhảy vọt trong khả năng chiến tranh trên biển của Mỹ".
Tên lửa LRASM tự hào với khả năng hoạt động độc lập hoặc theo các chỉ dẫn từ xa, và có thể tránh bị hệ thống định vị toàn cầu GPS gây nhiễu.
Để quyết định giữa hai loại tên lửa, Aucoin nói trước báo giới tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) rằng ông muốn "một cuộc cạnh tranh chạy đua để có được loại vũ khí tốt nhất."
"Những gì tôi muốn là lấy những khả năng đó mà chúng ta cần và bắt đầu đưa vào một loại Block IV [Tomahawk], và so sánh với những gì chúng ta có trong LRASM Increment 1, và có hai cuộc cạnh tranh cho vũ khí tấn công thế hệ kế tiếp "Aucoin cho biết.
Thậm chí nếu Tomahawk là một sự lựa chọn dài hạn tốt hơn, Aucoin cho biết Hải quân Mỹ vẫn sẽ mua LRASM để đáp ứng "nhu cầu hoạt động khẩn cấp" trong ngắn hạn.
Nó có thể là một cuộc đua không hơn nhau tí nào. Các tên lửa Tomahawk là tương đối rẻ, so cái giá 2 triệu USD cho mỗi tên lửa LRASM. Tomahawk cũng có tầm bắn xa hơn và có tải trọng lớn hơn.
Nhưng tên lửa LRASM thì bền, và có thể chứng minh hiệu quả hơn nhiều để chống lại Hải quân Trung Quốc.
Vào năm 2014, Bắc Kinh đã công bố "sát thủ tàu sân bay" Dong Feng DF-21D
Trong khi Tomahawk có thể hoạt động hiệu quả để chống lại các đối thủ công nghệ thấp như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì nó cũng có thể dễ dàng bị hạ trước các hệ thống phòng thủ tinh vi hơn.
Điều đó có nghĩa rằng phải mất nhiều tên lửa Tomahawk để thực hiện 1 nhiệm vụ nào đó trong khi chỉ mất một tên lửa LRASM duy nhất để thực hiện mà thôi.
Thậm chí nếu LRASM và Tomahawk là những đối thủ cạnh tranh chính thì tất nhiên có một vài lựa chọn khác được xem xét bởi Hải quân Mỹ.
"Một lựa chọn khác là tên lửa chống hạm của Kongsberg (công ty Na Uy), một số đặc điểm tương tự như LRASM", Breaking Defense dẫn lời Bryan Clark, cựu phụ tá cao cấp của Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, cho biết.
Ngoài ra Lầu Năm Góc cũng có thể cải tiến hệ thống phòng thủ chống tên lửa SM-6 Standard Missile để nâng cao khả năng tấn công. Tuy nhiên, loại này sẽ có giá tiền gấp đôi một tên lửa LRASM, và sẽ chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong trường hợp chiến đấu.
Dù Hải quân Hoa Kỳ quyết định gì đi nữa thì các tên lửa chống hạm tầm xa LRASM theo dự kiến sẽ không được triển khai trong ba năm nữa. Trước mắt, trong ngắn hạn, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ đang rất lo ngại trước khả năng của tên lửa Dong Feng.