Ngân hàng chạy đua huy động tiền rẻ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Số dư CASA của ngân hàng đến từ nhiều nguồn khác nhau như từ hoạt động thanh toán chi tiêu hàng ngày, hoạt động tích lũy hay hoạt động đầu tư.

Để tăng tỉ lệ CASA, các ngân hàng đang cạnh tranh tăng cường áp dụng số hóa giúp khách hàng thuật tiện trong chức năng thanh toán, từ đó thu hút được tệp khách hàng rộng lớn.

Chức năng số hóa còn giúp ngân hàng giảm chi phí hoạt động và tăng chất lượng tài sản, từ đó góp phần làm giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Tại ngân hàng ACB tập trung cải thiện hệ số CASA để tối ưu hóa biên lãi thuần trong những năm tới.

Thực tế, ngân hàng này đã ghi nhận mức CASA liên tục tăng và cuối năm 2021 đạt 25,3% (so với cuối 2020 là 21,5%), trong khi hệ số này chỉ dao động ở khoảng 16%-19% trong giai đoạn 2015-2019.

Đối với ngân hàng Techcombank, tỉ lệ CASA đạt mức 50,5% vào cuối năm ngoái (cuối 2020 là 46,2%) - mức cao nhất trong ngành từ 46,2%. Nếu tính trung bình ngành thì tỉ lệ CASA chỉ là 26% trong 2021. Kết hợp với việc lãi suất huy động thấp nhất trong lịch sử đã giúp chi phí huy động vốn của TCB giảm đáng kể xuống chỉ còn 2,2%.

Tương tự, tại VPBank trong năm 2021, ngân hàng huy động được hơn 300 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế (JICA, SMBC…) và tăng tỉ suất tiền gửi không kỳ hạn (CASA) từ 15,8% vào cuối năm 2020 lên 22,6% vào cuối năm 2021, giúp chi phí vốn giảm 195 điểm cơ bản so với cùng kỳ về mức 3,7%.

Trong công bố kết quả hoạt động năm 2021, ngân hàng Quân đội (MBB) cũng ghi nhận tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng ấn tượng từ 41% lên 49%, quy mô CASA đạt gần 190.000 tỉ đồng.

Kết quả này đạt được nhờ lượng khách hàng sử dụng thanh toán online qua App MBBank ghi nhận khoảng 6,3 triệu người dùng mới, lũy kế đạt 9,5 triệu người dùng, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2020.

Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế tại VNdirect, tỉ lệ CASA ngân hàng năm 2021 đạt trung bình 17% do một phần lãi suất tiền gửi rơi xuống mức thấp kỷ lục và một phần lớn dòng vốn chuyển vào chứng khoán và các kênh đầu tư tài chính.

Ngân hàng nào có tỉ lệ CASA càng cao thì càng có lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh lãi suất cho vay cũng như có nhiều cơ hội cải thiện tỉ lệ thu nhập lãi thuần.

Các ngân hàng có tỉ lệ CASA sao như Techcombank, MBB, VPbank… đều có tỉ lệ thu nhập từ lãi thuần (NIM) cao hơn. Hầu hết các ngân hàng có CASA dưới 20% đều có tỉ lệ NIM chỉ ở mức 2.5% - 3%.

Trong năm 2021, ngân hàng Quốc tế (VIB) ghi nhận tỉ lệ CASA ở mức thấp, chỉ đạt 16%, thấp hơn mức CASA trung bình toàn ngành ngân hàng.   

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

KienlongBank dành 3.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay chỉ từ 0% dành cho khách hàng cá nhân

KienlongBank dành 3.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay chỉ từ 0% dành cho khách hàng cá nhân

(PLO)- Với mong muốn đồng hành, sát cánh cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và khách hàng trong việc kịp thời bổ sung nguồn vốn, ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống, KienlongBank thực hiện chương trình ưu đãi cho vay với tổng hạn mức lên đến 3.000 tỷ đồng cùng mức lãi suất chỉ từ 0%.

Tin vui cho giới trẻ khi vay mua nhà

Tin vui cho giới trẻ khi vay mua nhà

(PLO)- Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa đưa ra thị trường gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 3,99%/năm nhằm giúp khách hàng sớm chạm tay vào giấc mơ “an cư, lạc nghiệp”.

Bitcoin lên đỉnh, Pi bùng nổ và những cơ hội bị bỏ lỡ

Bitcoin lên đỉnh, Pi bùng nổ và những cơ hội bị bỏ lỡ

(PLO)-  Người Việt đang ngày càng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến thị trường tiền số, nhưng thực tế là Việt Nam vẫn chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này.