Nghề làm lồng đèn 400 năm ở Hội An

Nghề làm lồng đèn 400 năm ở Hội An tất bật sản xuất hàng cho Tết

(PLO)- Dịp cận Tết Nguyên đán, những nghệ nhân làm lồng đèn ở Hội An, Quảng Nam bận rộn hơn để sản xuất phục vụ khách hàng, du khách.

Clip nghề làm lồng đèn ở Hội An.
Nghề làm lồng đèn 400 năm ở Hội An

Hội An – nơi có những ngôi nhà cổ, những chiếc lồng đèn lung linh đã trở thành thương hiệu. Nguyên liệu từ cây tre, những nghệ nhân chẻ ra thành từng thanh nhỏ, gắn kết nhau vào 2 đầu bằng gỗ để tạo khung lồng đèn.

Nghề làm lồng đèn 400 năm ở Hội An

Trước khi ghép những thanh tre thành khung lồng đèn, những người thợ lành nghề đục lỗ nhỏ ở hai đầu, sau đó cho vào máy tiếp tục mài dũa.

Khi những thanh tre đã đảm bảo chất lượng, người thợ sẽ xâu dây thép xuyên qua những thanh tre ghép thành từng bộ tương ứng với số thanh tre trên một lồng đèn.

Nghề làm lồng đèn 400 năm ở Hội An
nghe-lam-long-den-400-nam-tuoi-o-hoi-an-31.JPG

Đây là công đoạn mất nhiều sức lực hơn, thường dành cho nghệ nhân nam. Họ gắn thêm thanh sắt nối hai đầu lồng đèn, cũng là phần để treo lồng đèn khi hoàn thiện.

Thanh sắt này có "gờ" khoá hai đầu, giữ cho lồng đèn cố định khi trang trí hoặc gập lại khi không sử dụng.

den-400-nam-tuoi-o-hoi-an-28.JPG

Anh Nguyễn Thọ (ngụ phường Cẩm An, TP Hội An) làm việc tại cơ sở sản xuất lồng đèn Hà Linh. Qua 10 năm làm lồng đèn, theo anh để cho ra thị trường những chiếc lồng đèn đảm bảo tiêu chuẩn, đòi hỏi người thợ làm việc ở tất cả các khâu đầu phải có sự tỉ mỉ.

"Thông thường mỗi cái lồng đèn phải mất khoảng nhiều công đoạn, có 5-6 người thợ cùng kết hợp. Mỗi công đoạn đều có điểm khó, dễ khác nhau mà mỗi người thợ khi làm việc nhiều sẽ quen tay", anh Thọ nói.

nghe-lam-long-den-400-nam-tuoi-o-hoi-an-26.jpg
nghe-lam-long-den-400-nam-tuoi-o-hoi-an-23.JPG

Sau đó, người thợ sẽ làm công đoạn tiếp theo, dùng dây cước hoặc chỉ gắn kết từng thanh khung lồng đèn cho đảm bảo khoảng cách, chiếc lồng đèn trở nên chắc chắn nhất.

nghe-lam-long-den-400-nam-tuoi-o-hoi-an-32.jpg

Dán vải lên lồng đèn là một trong số các công đoạn cuối cùng cho ra sản phẩm hoàn thiện. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo tay của người thợ.

nghe-lam-long-den-400-nam-tuoi-o-hoi-an-9.JPG

Ông Trần Hà, Chủ cơ sở sản xuất lồng đèn Hà Linh - người có kinh nghiệm hơn 25 năm sản xuất lồng đèn cho hay nghề này xuất hiện tại Hội An từ thế kỷ 17. Trải qua thời gian, mẫu mã, hình dáng, chất liệu... làm lồng đèn có sự thay đổi, đáp ứng thị hiếu.

"Ngày trước ông cha làm lồng đèn thường chỉ vót nan tre ra đan, rồi dán giấy lên, sau đó vẽ trang trí bên ngoài. Sau này, chất liệu làm lồng đèn có sự thay đổi, cải tiến hơn nhiều", theo ông Hà.

nghe-lam-long-den-400-nam-o-hoi-an-54.JPG

Cũng theo ông, khi du khách bắt đầu đến Hội An nhiều, yêu thích các sản phẩm thủ công, trong đó có lồng đèn. Những người thợ ở Hội An nghiên cứu cải tiến, có thể cho lồng đèn thu gọn lại, dễ dàng mang đi để phục vụ du khách.

"Ngày xưa lồng đèn lớn thì khiêng, gánh đi, còn bây giờ thì có thể xếp gọn lại. Bên cạnh đó mẫu mã, hình thức, hoạ tiết đã phong phú, đa dạng hơn rất nhiều", ông Hà nói.

nghe-lam-long-den-400-nam-o-hoi-an-61.jpeg
nghe-lam-long-den-400-nam-o-hoi-an-62.jpeg

Hiện nay Hội An có hàng trăm cơ sở kinh doanh sản xuất lồng đèn. Nghề làm lồng đèn không còn đơn thuần là làm ra các sản phẩm cung ứng ra thị trường. Từng khâu, từng công đoạn làm lồng đèn được các cơ sở trưng ra phục vụ du khách.

Đến tham quan các cơ sở làm lồng đèn, du khách có thể hoà mình cùng những người thợ lành nghề, tự tay sản xuất lồng đèn. Du khách được hướng dẫn từng chút một cho đi khi hoàn thiện một chiếc lồng đèn.

Mỗi chiếc lồng đèn có giá từ 80.000 đồng đến 600.000 đồng và một số ít có giá cao hơn tuỳ theo loại, chất liệu.

Đọc thêm