Nghĩ từ ‘luật tám chữ’

Tám chữ trong luật của Hàn Quốc thời Tổng thống Park Chung Hee chỉ đơn giản là: “Cấm DN lớn làm chi tiết nhỏ”. Cùng với danh sách hơn 1.300 chi tiết mà các tập đoàn lớn không được làm, luật tám chữ, một điều mà tới nay Hàn Quốc vẫn tự hào, đã làm phát triển hàng vạn DNNVV chỉ trong ba năm.

Đọc thì dài, hoành tráng với bốn chương, 38 điều nhưng GS Phan Đăng Tuất cũng như chủ tịch nhiều hiệp hội DN Thái Nguyên, Thanh Hóa, Phú Thọ, TP.HCM… đều quan ngại về tính khả thi của dự luật.

Một đạo luật cực kỳ ngắn gọn nhưng đã làm cho không chỉ các tập đoàn lớn như Samsung, Huyndai, Daewoo của Hàn Quốc phát triển mà các DN nhỏ cũng đảm nhận được những phân khúc cao trong chuỗi sản xuất. Bởi khi đạo luật này được ban hành thì từ các tập đoàn lớn cho đến người dân đều răm rắp thi hành bằng những hành động dễ hiểu. Bởi đạo luật rất dễ hiểu, dễ thực thi.

Điều này cũng tương tự câu chuyện của Nhật Bản. Trong hai năm 1957 và 1958, Nhật Bản đã ban hành hai đạo luật: Luật Phát triển linh kiện cơ khí; Luật Phát triển linh kiện điện tử. Mỗi luật chỉ dài vài trang nhưng quy định chi tiết về nguồn lực nhà nước bỏ ra, bộ máy điều hành tinh gọn, công việc cụ thể, trọng tâm. Hai luật này lập tức đi vào cuộc sống và trở thành một trong những đòn bẩy khiến công nghiệp điện tử Nhật Bản phát triển như vũ bão cho đến ngày nay.

Dự luật Hỗ trợ DNNVV thật khác xa với những đạo luật của Nhật Bản và Hàn Quốc từ hình thức đến nội dung. Đặc biệt, với những tham vọng như thành lập quỹ hỗ trợ DNNVV cho đến những nội dung hỗ trợ về đất đai, tín dụng, thuế, khởi nghiệp, công nghệ… dự luật đã đặt ra những nhiệm vụ quá dàn trải.

Nếu luật được thông qua thì tất cả bộ, ngành, địa phương đều phải hỗ trợ các DNNVV, trong khi đây chính là một nhiệm vụ trọng tâm đã được quy định ở các luật khác. Luật còn quy định các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng phải hỗ trợ DNNVV. Nhưng, như ông chủ tịch Hiệp hội Dệt may Vũ Đức Giang nói, nếu một cá nhân có tiền, họ sẽ góp vốn hoặc trực tiếp kinh doanh chứ không việc gì phải đi hỗ trợ cho DN.

Hơn nữa, những hỗ trợ về đất đai, tín dụng, thuế… đã không vượt được các luật chuyên ngành. Nếu dự luật quy định cơ chế về đất đai, tín dụng, chính sách thuế đặc thù cho các DNNVV, vậy còn đâu là sự công bằng của luật pháp, sự bình đẳng của chính sách? Bởi vậy, những nội dung hỗ trợ ấy thật khó đi vào cuộc sống.

Một dự luật mà trong quá trình thai nghén đã nhận được quá nhiều ý kiến trái chiều xác đáng, thiết nghĩ các nhà soạn thảo cần xem xét lại. Bởi lý do tồn tại của bất cứ chính sách, đạo luật nào cũng phải là: Được đối tượng điều chỉnh đồng thuận.

Chỉ có như thế các đạo luật và chính sách mới thực sự là động lực để đất nước phát triển.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...

Phẫu thuật để lành mạnh hóa ngành đăng kiểm

Phẫu thuật để lành mạnh hóa ngành đăng kiểm

(PLO)- Việc xử lý các hành vi vi phạm trong đại án này được xem là cơ hội củng cố niềm tin cho nhân dân đối với hoạt động kiểm định; là cơ hội làm trong sạch ngành đăng kiểm...

Gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế xanh

Gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế xanh

(PLO)- Biến đổi khí hậu ngày càng gây hậu quả nghiêm trọng cho con người. Các nhà khoa học và xây dựng chính sách hiểu rằng nền kinh tế hiện nay cần cải thiện, cần tính đến các yếu tố về môi trường và từ đó đã hình thành hệ tư tưởng về kinh tế xanh…

TikToker Lê Tuấn Khang và câu tự hỏi của giới truyền thông

TikToker Lê Tuấn Khang và câu tự hỏi của giới truyền thông

(PLO)- Ngày 3-12 thì video mới nhất của Lê Tuấn Khang đã có gần 340 triệu lượt xem chỉ sau vài ngày xuất hiện, trang TikTok của Khang đã có hơn 11 triệu người theo dõi. Liên tục lập các kỷ lục và tự mình phá những kỷ lục ấy, Khang dĩ nhiên trở thành một hiện tượng.